Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) |
Bộ(ordo) | |
Họ(familia) | |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Cây rau mì chính là loài mới du nhập vào Việt Nam, chiều cao của cây khoảng 4 đến 5 mét nếu để cây phát triển đầy đủ. Nhân dân ta thường sử dụng để làm rau ăn hàng ngày. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (vuihoctienghan.edu.vn) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây rau mì chính
1 Rau mì chính (Bina Chaya) là rau gì?
Tên khoa học: Cnidoscolus aconitifolius
Tên gọi khác: Bina Chaya, Cây Chaya, Rau Bina, Cây Bánh tẻ, Đu Đủ Nhật, rau Lào, Cây rau chân vịt…
Họ thực vật:
1.1 Đặc điểm thực vật
Cây rau mì chính là loài mới du nhập vào Việt Nam, chiều cao của cây khoảng 4 đến 5 mét nếu để cây phát triển đầy đủ. Khi cắt tỉa cây sẽ phát triển thành cây bụi rậm cao khoảng 1,5-2m.
Cây có hoa màu trắng, mọc thành chùy nhô cao ở phần trên của tán lá.
Lá cây xẻ thùy giống như lá đu đủ nhưng kích thước thường nhỏ hơn.
Thân cây giòn, dễ gãy, đặc biệt là phần ngọn.
Cần tránh nhầm lẫn với rau mì chính (rau ngót rừng) của nước ta có tên khoa học là Melientha suavis Pierre. Xem thêm thông tin tại đây: Phân biệt cây Rau ngót rừng (Rau sắng) và Rau mì chính (Bina Chaya)
Dưới đây là một số hình ảnh của cây rau mì chính:
1.2 Đặc điểm phân bố
Cây được du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây, được nhân dân trồng nhiều để làm thức ăn.
2 Cách trồng cây rau mì chính
Rau mì chính rất dễ trồng. Cây được nhân giống bằng cách giâm cành.
Cây mì chính gốc được cắt thành nhiều đoạn nhỏ có chiều dài từ 20 đến 30cm, mỗi đoạn thân có từ 2-3 đốt. Những đoạn cành này thường được lấy từ phần trên cùng hoặc dưới cùng của thân cây.
Tiến hành loại bỏ bớt lá và phơi cành trong bóng râm từ 3-4 ngày. Sau đó, giâm cành trong lớp đất sâu từ 10 đến 12cm trong các chậu ương hoặc giâm trực tiếp xuống đất. Nếu giâm cành trong chậu thì cần để cây có nhiều ánh sáng.
Tưới nước cho cây thường xuyên nhưng tránh để cây bị úng nước.
Sau khi cây ra rễ, có thể chuyển cây từ chậu ươm ra vườn, đắp đất xung quanh hoặc phủ rơm rạ lên gốc cây để tránh sự phát triển của cỏ dại.
Nên trồng cây vào đầu mùa mưa để cây sinh trưởng và phát triển tốt, có thể bón thêm phân đạm để cây khỏe mạnh.
Không nên thu hoạch quá 50% tổng số lá và ngọn cây để đảm bảo cây vẫn phát triển bình thường.
Bina Chaya là một loại cây có khả năng chịu hạn tốt, cây phát triển được trong cả điều kiện nắng nóng hoặc râm mát. Cây cũng có khả năng chống lại được nhiều loại sâu bệnh, cho sản lượng tốt, có thể được trồng làm hàng rào để lấy rau ăn.
3 Thành phần dinh dưỡng của cây Bina Chaya
Rau Bina Chaya chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể con người.
Lá cây Bina Chaya giàu dinh dưỡng hơn nhiều loại rau lá xanh như rau bina, bắp cải và rau dền. Lá cây rất giàu protein, Canxi, Sắt và Vitamin A và C do đó nhân dân thường trồng rau Bina Chaya để làm thức ăn. Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong 100g rau Bina Chaya gồm:
- 6,2 đến 7,4g protein.
- 200-300mg canxi.
- 9,3-11,4 sắt.
- 1,357 IU vitamin A.
- 165-205mg Vitamin C.
4 Rau mì chính có tác dụng gì?
Nhiều người đặt câu hỏi: ‘Rau Bina Chaya có tốt không?’. Dựa vào bảng thành phần có thể thấy rằng, lá rau mì chính hay rau Bina Chaya có nhiều chất dinh dưỡng đối với sức khỏe con con người. Không những thế, trong Y học cổ truyền, rau mì chính còn được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như tiểu đường, mất ngủ, béo phì, suy giảm trí nhớ và người bệnh gặp các vấn đề về mắt.
Theo Y học hiện đại, chiết xuất của Cnidoscolus aconitifolius (CA) đã được báo cáo là có đặc tính chữa bệnh từ khả năng bảo vệ gan, chống tiểu đường, ngăn ngừa bệnh lý tim mạch.
Tác dụng của Bina Chaya có thể là do thành phần chứa protein, chất xơ, vitamin và đặc biệt là polyphenol, giúp điều chỉnh chức năng của ty thể. Do đó, polyphenol có trong chiết xuất Bina Chaya có thể được sử dụng để phát triển các chiến lược mới nhằm ngăn ngừa và điều trị các thay đổi trao đổi chất liên quan đến rối loạn chức năng ty thể ở cơ và gan của các đối tượng mắc bệnh béo phì, tiểu đường loại 2 và các bệnh tim mạch.
5 Cách chế biến rau mì chính (Bina Chaya)
Lá Chaya thô có chứa hydrocyanic glucoside có thể gây độc cho cơ thể. Do đó, lá rau mì chính hay rau Bina Chaya cần phải được nấu chín trước khi ăn do hoạt chất này sẽ bị phân hủy dưới sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình chế biến.
Những lá non cần được nấu trong vòng 5-10 phút, những lá già hơn nên nấu trong khoảng thời gian từ 15-20 phút để đảm bảo an toàn.
Một số món ăn được chế biến từ cây rau mì chính:
5.1 Rau Bina Chaya xào tỏi
Chuẩn bị:
- Lá cây Bina Chaya.
- Dầu ăn.
- Thịt lợn hoặc thịt lợn xông khói.
- Hành tím, ớt chuông.
- Gia vị vừa đủ.
Cách tiến hành:
- Lá rau Bina Chaya luộc với nước đun sôi trong 15-20 phút.
- Cho dầu ăn vào chảo, thêm hành tím vào phi thêm.
- Cho thịt vào xào trong khoảng 3-5 phút.
- Thêm rau, ớt chuông vào xào, nêm gia vị và cho ra đĩa thưởng thức.
5.2 Rau mì chính xào trứng
Rau mì chính xào trứng là món ăn đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại có hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Cách làm như sau:
Chuẩn bị:
- Lá và ngọn rau mì chính.
- Trứng gà 2 quả.
- Dầu ăn.
- Hành tím.
- Gia vị: Nước mắm, muối, hạt nêm,...
Cách tiến hành:
- Cho lá rau mì chính vào nồi luộc chín để loại bỏ độc tố, vớt ra rổ, để ráo, thái nhỏ.
- Cho dầu ăn vào chảo, thêm hành phi thơm.
- Sau đó cho lá rau mì chính vào xào, thêm trứng, nên gia vị cho vừa ăn.
- Cho ra đĩa và thưởng thức.
6 Tài liệu tham khảo
Azalia Avila-Nava và cộng sự (Ngày đăng 10 tháng 8 năm 2023). Chaya (Cnidoscolus aconitifolius (Mill.) I.M. Johnst) leaf extracts regulate mitochondrial bioenergetics and fatty acid oxidation in C2C12 myotubes and primary hepatocytes, PubMed. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2024.
Oluwatobi T. Somade và cộng sự (Ngày đăng năm 2021). Cnidoscolus aconitifolius leaf extract and ascorbate confer amelioration and protection against dimethyl nitrosamine-induced renal toxicity and testicular abnormalities in rats, PubMed. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2024.