Sùi mào gà là bệnh gì? Sùi mào gà có khỏi được không?

Sùi mào gà là gì? Sùi mào gà là bệnh xã hội có khả năng lây lan nhanh và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Sùi mào gà có khỏi được không?

Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm. Triệu chứng của bệnh có thể gây ra nhiều sự bất tiện, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, và dễ bị nhiễm khuẩn. Người bệnh phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như ung thư, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn… Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như vô sinh, liệt dương, suy giảm chức năng sinh sản, thậm chí là gây tử vong. Cùng Diag tìm hiểu sùi mào gà là gì, cũng như nguyên nhân và triệu chứng của bệnh nhé.

Sùi mào gà là gì?

Bệnh sùi mào gà còn được gọi là bệnh mồng gà hoặc mụn cóc sinh dục. Đây là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến, lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Virus gây bệnh sùi mào gà là Human Papillomavirus (HPV). Hiện nay, có khoảng 120 chủng virus HPV, trong đó có 40 chủng HPV là tác nhân gây nên bệnh thông qua đường quan hệ tình dục. Đặc biệt, 2 chủng  HPV-16 và HPV-11 là tác nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà ở 90% trường hợp.

Xem thêm: STD là gì?

Bị sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus HPV gây ra. 

Bệnh sùi mào gà không chỉ gây khó chịu cho người mắc bệnh mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. Bệnh có thể gây đau rát khi đi lại.

Nếu mắc bệnh trong giai đoạn mang thai, thai phụ sẽ có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, hoặc sinh non. Thai nhi cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi sinh hoặc nhiễm bệnh khi bú mẹ. Bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật… gây vô sinh hoặc tử vong.

Bệnh sùi mào gà có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, theo thống kê thì nữ giới sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nam giới. Nguyên nhân do nữ giới thường đón nhận tinh dịch của phía nam giới khi quan hệ tình dục và môi trường âm đạo cũng tạo điều kiện tốt cho loại virus này phát triển.

Xem thêm: Bệnh hoa liễu

Nguyên nhân và đường lây bệnh bệnh sùi mào gà

Nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà

Có khoảng 90% bệnh nhân mắc sùi mào gà là do chủng virus HPV nguy cơ thấp loại 6 và 11 gây ra. 

Có hơn 100 chủng virus HPV đã biết, trong đó 30 đến 40 chủng HPV đặc biệt ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục. Tuy thế, chỉ một vài trong số các chủng này gây ra sùi mào gà. Mụn cóc ở các bộ phận khác sẽ do các chủng HPV khác gây ra.

Xem thêm: Bị sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà lây qua đường nào?

Sùi mào gà có thể lây lan qua nhiều đường và cách thức khác nhau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn là đường lây truyền phổ biến nhất.
  • Tiếp xúc trực tiếp qua da hoặc niêm mạc vùng kín người nhiễm bệnh cũng có khả năng lây lan virus HPV dù không có quan hệ tình dục.
  • Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân (khăn tắm, bàn chải đánh răng, quần lót, dụng cụ ăn uống…).
  • Sinh hoạt ở những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao (các địa điểm làm đẹp có dùng chung bấm móng tay, dao cạo, kéo…) hoặc các dịch vụ có tiếp xúc da kề da của người nhiễm.
  • Lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.

Xem thêm: Sùi mào gà có lây không?

Triệu chứng bệnh sùi mào gà

Khi xuất hiện trong cơ thể, virus HPV sẽ ẩn náu tại lớp biểu mô thuộc tầng dưới cùng của da và không gây triệu chứng. Thời gian ủ bệnh sùi mào gà thường kéo dài 2 – 9 tháng và biểu hiện triệu chứng của nam giới và nữ giới có sự khác nhau.

Thông thường, nam giới có triệu chứng sùi mào gà sớm hơn nữ giới. Ở nữ giới thường chỉ có triệu chứng rõ ràng khi bệnh bước sang giai đoạn nặng.

Xem thêm: Sùi mào gà có lây qua nước bọt không?

Triệu chứng bệnh sùi mào gà nốt sùi
Triệu chứng bệnh sùi mào gà là các nốt sùi nhỏ ở bộ phận sinh dục, chảy máu, mùi hôi khó chịu…

Dấu hiệu sùi mào gà ở nam

  • Giai đoạn đầu: Xuất hiện các nốt sùi mềm, có màu hồng nhạt, hơi nhô cao, và xuất hiện đơn độc. Các nốt sùi mọc ở cơ quan sinh dục, vùng da xung quanh khu vực bao quy đầu, và nếp gấp bẹn. Các nốt sùi này không gây ngứa hay khó chịu nên rất khó nhận biết.
  • Giai đoạn sau: Các nốt sùi phát triển tập trung thành các mảng có đường kính khoảng vài cm. Các mảng có hình dạng gần giống với mào gà hoặc súp lơ. Bên trong chứa dịch nên khi chạm vào có cảm giác mềm, hơi ẩm ướt, và nếu nhấn mạnh sẽ bị chảy dịch. Trong một số trường hợp, chỗ sùi có thể phát triển to bằng nắm tay, có máu, và dịch bốc mùi khó chịu.

Xem thêm: Hình ảnh dương vật bị sùi mào gà

Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ

Do cấu tạo của cơ quan sinh dục ở nữ giới có kết cấu phức tạp hơn so với nam giới nên người bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng khi bệnh sùi mào gà phát triển thầm lặng. Bệnh chỉ được phát hiện khi xuất hiện các triệu chứng nặng ở giai đoạn muộn

  • Xuất hiện các nốt sùi nhỏ mọc lên ở vùng kín hoặc xung quanh. Các nốt thường có màu hồng hoặc da, và hình thù giống như cụm sùi của bông cải hoặc mào gà. Nốt sùi có thể mọc đơn lẻ hoặc thành nhóm.
  • Sùi mào gà gây ngứa và khó chịu ở vùng kín, đặc biệt khi các mảng sùi phát triển và lan rộng.
  • Vùng kín có thể sưng đỏ và đau nhức, gây khó khăn trong quá trình đi tiểu hay quan hệ tình dục.
  • Các nốt hay mảng sùi mào gà khi bị tổn thương có thể chảy máu, đặc biệt sau khi quan hệ tình dục hay khi vệ sinh vùng kín.
  • Khi nữ giới bị nhiễm sùi mào gà ở âm đạo thường gây ra vùng viêm nhiễm. Âm đạo tiết ra chất nhầy không bình thường với màu sắc, độ đặc, và mùi hôi lạ.
  • Các nốt sùi có thể xuất hiện ở phần ngoài của âm hộ, bên trong âm đạo, cổ tử cung, hay vùng hậu môn.

Xem thêm: Sùi mào gà có ngứa không?

Giai đoạn phát triển của sùi mào gà

1. Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn này được tính từ lúc người bệnh tiếp xúc với virus HPV cho đến khi xuất hiện nốt sùi đầu tiên, thường kéo dài khoảng từ 4 tuần đến 9 tháng.

Xem thêm: Khỏi sùi mào gà có quan hệ được không?

2. Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn này, trên bộ phận sinh dục hoặc các vùng xung quanh sẽ dần xuất hiện rải rác những nốt sùi nhỏ, màu hồng nhạt hoặc màu da, không đau.

Xem thêm: Từng bị sùi mào gà có sinh thường được không?

3. Giai đoạn phát triển

Các nốt sùi tăng lên về kích thước, số lượng, và xuất hiện tại nhiều vị trí. Những nốt sần sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của người mắc bệnh.

Xem thêm: Chưa quan hệ có bị sùi mào gà không?

4. Giai đoạn biến chứng (còn gọi là sùi mào gà giai đoạn cuối)

Ung thư hậu môn biến chứng sùi mào gà
Ung thư hậu môn hay ung thư vòm họng là một số biến chứng sùi mào gà trong giai đoạn cuối. 

Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ thấy dấu hiệu nhiễm trùng, vùng bị tổn thương sưng tấy, chảy dịch, loét, và rất dễ chảy máu. Một số bệnh nhân có thể phát triển biến chứng nghiêm trọng như ung thư hậu môn, ung thư vòm họng.

Xem thêm: Sùi mào gà có chết không?

5. Giai đoạn tái phát

Sau khi điều trị khỏi bệnh thì bệnh sùi mào gà vẫn có khả năng tái phát do lây nhiễm lại virus từ bạn tình hoặc do virus HPV trong cơ thể chưa được điều trị triệt để hoàn toàn. Thông thường, tình trạng của người bị sùi mào gà tái phát sẽ nặng hơn nguyên phát.

Xem thêm: Mẹ bị sùi mào gà sinh con có sao không?

Chẩn đoán bệnh sùi mào gà

Việc chẩn đoán sùi mào có thể giúp người bệnh chủ động nắm bắt được tình hình mắc bệnh của chính bản thân để kịp thời tiếp nhận những liệu pháp điều trị khoa học. Việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời ở giai đoạn đầu, giúp hiệu quả điều trị bệnh được tối ưu. Bệnh sùi mào gà có thể được chẩn đoán thông qua một số triệu chứng lâm sàng hoặc thực hiện xét nghiệm tầm soát:

  • Xuất hiện các u nhỏ màu hồng hoặc màu da, hình thành thành mụn nước hoặc mọc thành từng nhóm, và thường giống như cụm sùi. Các u này thường xuất hiện ở vùng kín, bao gồm bộ phận sinh dục, hậu môn, môi, miệng, và lưỡi. U vảy sẽ gây ra cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, hoặc khó chịu, đôi khi có chảy máu, đặc biệt là khi quan hệ tình dục. Bác sĩ có thể kiểm tra bằng mắt thường để phát hiện các triệu chứng này.
  • Sử dụng tinh thể axit axetic để làm sáng các vùng bị nhiễm sùi mào gà. Khi tiếp xúc với cụm mụn, tinh thể này sẽ biến mụn trở nên trắng sáng, giúp phát hiện nhanh hơn. Có thể bôi lên và để trên bề mặt da từ 2-5 phút. Đối với hậu môn, cần khoảng 15 phút để tinh thể có thể phát huy tác dụng.
  • Mô bệnh phẩm được lấy trực tiếp một mẫu mô từ các vùng bị nhiễm sùi mào gà (nốt mụn, u nhú…) để đưa vào phòng thí nghiệm. Các mô bệnh phẩm sẽ nhằm phân tích và xem xét bằng kính hiển vi nhằm xem bên trong các nốt có chứa virus gây ra bệnh sùi mào gà hay không, và bệnh đang diễn biến ở giai đoạn nào.
  • Xét nghiệm máu là phương pháp thường được áp dụng với những đối tượng đang nghi ngờ bản thân mắc sùi mào gà nhưng chưa xuất hiện những biểu hiện rõ ràng.
  • Xét nghiệm mẫu dịch âm đạo ở nữ giới và dịch niệu đạo ở nam. Do virus gây sùi mào gà có thể khu trú trong dịch tiết của người bệnh, nên việc xét nghiệm mẫu dịch có thể xác định được tình trạng lây nhiễm và diễn biến của bệnh.
  • HPV Cobas Test: Phương pháp này lấy một mẫu tế bào đã chết tại cổ tử cung nữ giới. Mẫu tế bào được dùng để thực hiện tầm soát tế bào ung thư cổ tử cung và thực hiện các xét nghiệm tìm kiếm sự hiện diện của virus HPV cùng một lúc. Công nghệ xét nghiệm HPV Cobas Test có độ nhạy phát hiện bệnh và virus gây bệnh cực kỳ cao có thể lên đến 90–95%.
  • Xét nghiệm PCR xác định type HPV giúp bác sĩ xác định người bệnh có nhiễm HPV gây sùi mào gà hay không, và HPV gây bệnh thuộc type nào. Xét nghiệm này được thực hiện thông qua mẫu bệnh phẩm được lấy từ cổ tử cung, âm đạo, hoặc mảnh sinh thiết ở cổ tử cung nữ giới, mẫu niệu đạo/dịch niệu đạo ở nam giới.

Sau khi phát hiện sùi mào gà từ bất kỳ phương pháp nào, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho người bệnh, tùy thuộc vào mức độ và tình trạng của bệnh.

Xem thêm: Cuống lưỡi sùi mào gà ở lưỡi

Chẩn đoán sùi mào gà bằng HPV Cobas Test
Chẩn đoán sùi mào gà bằng cách xét nghiệm HPV Cobas, sử dụng tinh thể axit axetic, xét nghiệm PCR…

Xét nghiệm sùi mào gà ở đâu chính xác nhất?

Diag là một trung tâm y khoa uy tín cung cấp dịch vụ xét nghiệm sùi mào gà chất lượng cao. Mọi kết quả tại Diag có độ chính xác tuyệt đối, đạt giá trị cao trong quá trình điều trị bệnh. Khách hàng hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn dịch vụ tại Diag.

Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm sùi mào gà và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục tại nhà có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

  • Trang chủ Diag: https://vuihoctienghan.edu.vn/
  • Hotline: 1900 1717
Xét nghiệm sán chó ở Bình Dương
Đến Diag xét nghiệm sùi mào gà càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Kết luận

Trung tâm y khoa Diag mong có thể hỗ trợ cho mọi người nắm được những thông tin rõ ràng hơn về bệnh sùi mào gà là gì, nhằm chủ động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe chính mình cùng người thương đúng cách hơn.

Xem thêm:

  • Bị sùi mào gà nhưng xét nghiệm HPV âm tính
  • Sau quan hệ bao lâu thì bị sùi mào gà?
  • BJ có bị sùi mào gà
  • Sùi mào gà ở miệng trẻ em
  • Nguyên nhân bị sùi mào gà ở nam giới
Admin

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)