Sự thay đổi của bà bầu tuần 16

Bà bầu tuần 16 bắt đầu cảm thấy cơ thể nặng nề và di chuyển có phần khó khăn hơn. Mang thai tuần 16 là khoảng thời gian rất nhiều thai phụ cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của con.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Ơn - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có 10 năm kinh nghiệm trong ngành Sản phụ khoa và đã công tác tại tất cả các vị trí ở khu vực phòng khám, phòng sinh, phòng cấp cứu sản phụ khoa, phòng thủ thuật và khu điều trị theo yêu cầu.

Bà bầu tuần 16 bắt đầu cảm thấy cơ thể nặng nề và di chuyển có phần khó khăn hơn. Mang thai tuần 16 là khoảng thời gian rất nhiều thai phụ cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của con.

1. Mang thai tuần 16 có gì đặc biệt?

Tuần thai thứ 16 là thời điểm bà bầu bắt đầu cảm nhận được em bé của mình cử động và di chuyển. Thai phụ cảm thấy trong bụng giống như có một quả bóng khí với những chuyển động nhẹ nhàng, tinh tế. Lượng máu trong cơ thể tăng lên để hỗ trợ cho sự phát triển của em bé, khiến cho thể tích dịch tăng cao, gây áp lực lên phần thân dưới, dẫn đến tĩnh mạch chân nổi rõ hơn.

Bà bầu tuần 16 có thể nghe thấy nhịp tim của em bé trong lần khám thai định kỳ. Tóc và lông tơ của bé bắt đầu mọc lên. Cánh tay và chân chuyển động rõ ràng hơn. Hệ thống thần kinh đang hình thành và thực hiện những hoạt động đầu tiên.

2. Cơ thể bà bầu tuần 16 thay đổi như thế nào?

Bà bầu tuần 16 thường cảm thấy chộn rộn trong bụng, đó có thể là những lúc em bé đang đá vào bụng mẹ. Hầu như các sản phụ sẽ cảm nhận được điều này vào giữa tuần thai thứ 16 đến 20 của thai kỳ. Những cú đạp đầu tiên của thai nhi thường rất nhẹ và có thể nhầm với chứng chột bụng hoặc khó tiêu, nhất là với những phụ nữ lần đầu mang thai.

Đôi khi trong giai đoạn này, thai phụ sẽ cảm thấy hơi khó thở. Đây là hiện tượng hết sức bình thường đối với phụ nữ mang thai tuần 16 hoặc những thai phụ bước vào tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến khó thở chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể của mẹ. Các hormone này gây kích thích trung tâm hô hấp, khiến cho nhịp thở có xu hướng tăng cao. Hậu quả khiến cho bà bầu cảm thấy khó thở, ngay cả khi thực hiện những việc nhẹ nhàng như đi tắm. Mặt khác, hormone thai kỳ cũng khiến cho các mao mạch trong cơ thể, bao gồm cả trong hệ hô hấp, trở nên sưng phồng lên, các cơ của khí và phế quản giãn ra, khiến cho thai phụ thở khó khăn hơn. Một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng khó thở trong thai kỳ là do sự phát triển của thai nhi, bào thai trở nên to hơn, gây chèn ép mạnh vào cơ hoành và phổi, do đó khi bà bầu hít thở, phổi có thể không mở rộng hoàn toàn, dẫn đến nhịp thở ngắn và không sâu.

3. Các vấn đề thường gặp khi mang thai 16 tuần


Mẹ bầu tuần 16 có thể gặp tình trạng táo bón

Mẹ bầu tuần 16 có thể gặp tình trạng táo bón

  • Tăng trưởng tuyến vú

Bà bầu tuần 16 thường cảm thấy bộ ngực phát triển quá mức. Tuy nhiên, sau khi sinh con và cai sữa, tình trạng này sẽ trở về bình thường như trước khi mang thai.

  • Táo bón

Hormone thai kỳ là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của thai phụ bị chậm lại. Bên cạnh đó, trong tuần thai thứ 16, tử cung phát triển to hơn cũng gây ra áp lực không nhỏ lên ruột, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết chất thải. Trong trường hợp này, thai phụ nên bổ sung chất xơ và uống nhiều nước để cải thiện nhu động ruột.

  • Tăng tiết dịch âm đạo

Mặc dù dịch tiết âm đạo thật sự có lợi cho cơ thể trong việc bảo vệ ống sinh sản khỏi bị nhiễm trùng, nhưng nếu âm đạo tiết dịch quá nhiều có thể khiến sản phụ cảm thấy không thoải mái. Đây là hiện tượng bình thường do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai. Thai phụ không nên thụt rửa hoặc liên tục dùng khăn lau vì có thể gây kích ứng đường sinh dục và dẫn đến nhiễm trùng.

  • Suy tĩnh mạch

Bà bầu mang thai tuần 16 thường bị suy tĩnh mạch chân. Để giải quyết tình trạng này, thai phụ nên duy trì mức tăng cân vừa phải theo lời khuyên của bác sĩ bởi vì trọng lượng cơ thể tăng thêm sẽ làm tăng tải trọng lên hệ thống tuần hoàn, dẫn đến suy tĩnh mạch.

  • Đau lưng

Khi bụng của người mẹ trở nên to và nặng hơn, phần lưng dưới thường sẽ cong hơn bình thường để cân bằng lại cơ thể, dẫn đến cơ lưng bị căng và đau. Để làm dịu những cơn đau nhức này, bà bầu tuần 16 có thể thực hiện mát-xa hoặc tắm nước ấm.

  • Chảy máu nướu răng

Phụ nữ mang thai tuần 16 đôi khi bị chảy máu nướu khi đánh răng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hormone thai kỳ gây ra kích ứng, viêm nướu và dễ gây tổn thương trong khi chải răng.


Phụ nữ mang thai tuần 16 đôi khi bị chảy máu nướu khi đánh răng

Phụ nữ mang thai tuần 16 đôi khi bị chảy máu nướu khi đánh răng

4. Lời khuyên cho bà bầu tuần 16

4.1. Ngăn ngừa suy tĩnh mạch

Suy tĩnh mạch khi mang thai tuần 16 là tình trạng khá phổ biến, thường không gây đau đớn, tương đối vô hại và sẽ cải thiện dần sau khi sinh. Để phòng ngừa suy tĩnh mạch, không nên giữ nguyên một tư thế quá lâu, khi nằm hoặc ngồi nên kê cao đôi chân.

4.2. Chuẩn bị thực hiện xét nghiệm Quad test

Xét nghiệm Quad test ( nếu thai phụ chưa làm xét nghiệm Double test trong quí 1) là xét nghiệm kiểm tra 4 yếu tố từ máu của người mẹ do thai nhi và nhau thai sản xuất ra. Quad test được thực hiện trong khoảng từ tuần 14 đến 22 của thai kỳ, nhưng kết quả thu được trong tuần 16 - 18 tuần thường có độ chính xác cao hơn. Kết quả của Quad test cho biết xác suất thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể hoặc có nguy cơ dị tật hay không. Ví dụ, dị tật nứt đốt sống hay bất thường nhiễm sắc thể gây ra hội chứng Down (có 3 nhiễm sắc thể số 21), hội chứng Edwards (có 3 nhiễm sắc thể số 18)

4.3. Chú ý trong chế độ ăn uống

Hầu hết các trường hợp bà bầu mang thai 16 tuần đều có cảm giác kém ăn hoặc thèm ăn những món ăn đặc biệt nào đó. Do đó, bà bầu cần chú ý trong vấn đề ăn uống, đặc biệt là khi đi ăn ở ngoài, nên lưu ý cho nhân viên phục vụ hoặc đầu bếp về cách chế biến món ăn (nếu có) hoặc sử dụng các món ăn thay thế phù hợp. Sau khi nhận được món ăn vừa ý, hãy chú ý đến các lượng thức ăn nạp vào. Ăn quá nhiều sẽ khiến thai phụ bị khó tiêu, chướng bụng. Thay vào đó, hãy vừa đủ no, chuẩn bị túi để mang thức ăn thừa về, hoặc yêu cầu một nửa khẩu phần ăn (nếu cần thiết).

4.4. Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ

Chọn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tốt cho thai phụ, như trái cây (cam, quýt, chuối...), rau xanh (rau bina, bông cải xanh, măng tây...), ngũ cốc (lúa mạch, bột mì, yến mạch, gạo lứt,...), thịt nạc (bò, gà, heo,...), trứng, sữa chưa,... Nếu cảm thấy không quen ăn các món này, có thể kết hợp chúng với các loại thực phẩm quen thuộc hơn, chẳng hạn như làm món salad trộn, canh rau,...


Ngũ cốc là thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai

Ngũ cốc là thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai

Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ tăng cường năng lượng cho bà bầu tuần 16, giúp cho việc mang thai dễ dàng hơn cũng như giảm thiểu nguy cơ thai nhi sinh ra bị thiếu cân.

Tuần thai thứ 16 là một trong những tuần thai quan trọng nhất của thai kỳ bởi đây là thời điểm vàng thực hiện các sàng lọc trước sinh, phát hiện dị tật bẩm sinh, bất thường 3 NST và tầm soát sức khỏe của mẹ giúp phát hiện tiểu đường thai kỳ, nguy cơ tiền sản giật, bệnh lý tuyến giáp.

Với mong muốn bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ, Vinmec xây dựng chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản Thai sản trọn gói (12 tuần và 27 tuần). Đặc biệt, chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.

Nếu có nhu cầu khám thai hoặc sử dụng dịch vụ chăm sóc thai sản tại Vinmec, bạn vui lòng đăng ký trực tiếp tại website hoặc liên hệ đến hệ thống holine để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thai nhi tuần 15-20: Em bé đã có thể nghe thấy bạn nói rồi đấy!

Admin

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)