Loài Kỳ Lân có thật hay không và hình dáng chúng ra sao?

Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học ứng dụng của Mỹ, Kỳ Lân thực sự là có thật nhưng vẻ ngoài của chúng lại xấu hơn nhiều so với tưởng tượng.

Kỳ Lân thường xuất hiện trong truyền thuyết của nhiều nền văn hóa dân gian cổ đại với hình tượng là một loài ngựa trắng tuyệt đẹp có một chiếc sừng ở giữa đỉnh đầu. Được coi là linh vật của đất trời nên chúng có thể chạy như bay, đồng thời sở hữu sức mạnh phi thường. Vì chưa bao giờ Kỳ Lân được tìm thấy ở ngoài đời thực nên chúng chỉ được coi là sản phẩm của trí tưởng tượng mà thôi. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học ứng dụng của Mỹ, Kỳ Lân thực sự là có thật nhưng vẻ ngoài của chúng lại xấu hơn nhiều so với tưởng tượng.

Loài Kỳ Lân có thật hay không và hình dáng chúng ra sao? - Ảnh 1.

Kỳ Lân trong tưởng tượng mang vẻ đẹp thoát tục và thần thánh.

Loài Kỳ Lân có thật hay không và hình dáng chúng ra sao? - Ảnh 2.

Các nhà nghiên cứu vẽ minh họa về loài Kỳ Lân ở đời thực.

Theo báo cáo nói tên, Kỳ Lân đời thực có tên khoa học là Elasmotherium sibiricum, một loài tê giác khổng lồ thời tiền sử. Theo sử sách, chúng đã tuyệt chủng cách đây khoảng 29 nghìn năm. Điều đó có nghĩa là Kỳ Lân đã xuất hiện vào cùng thời kỳ với người tiền sử. Nhận định này trái với các suy diễn ban đầu cho rằng, Kỳ Lân đã tuyệt chủng từ 350 nghìn năm trước khi loài người xuất hiện.

Nhà khảo cổ Andrey Shpanski là người đã phát hiện ra hộp sọ của Kỳ Lân. Chia sẻ với báo chí, ông cho biết, những nghiên cứu hiện đại đã làm thay đổi đáng kể về lịch sử Trái Đất. Từ đó, chúng ta có thể hiểu được quá khứ, đồng thời đưa ra dự đoán chính xác hơn về các sự kiện lịch sử cổ đại.

Tuy nhiên, những thứ hiểu biết quá khứ cũng không có nghĩa là khoa học sẽ chứng minh được sự tồn tại của Kỳ Lân. Theo phó Giáo sư Dorothy Ann Bray tại Đại học McGill, chuyên gia văn học dân gian và huyền thoại, không có những con Kỳ Lân như chúng ta tưởng tượng ngày nay. Chúng chỉ xuất hiện trong những câu chuyện của các du khách và những hiểu biết sai lệch về các loài động vật có sừng như tê giác mà thôi.

Kỳ Lân vốn được coi là biểu tượng của sự trong sạch và Chúa Kitô. Trong thời trung cổ, người ta cho rằng, chỉ có trinh nữ mới có thể thuần hóa được một con Kỳ Lân. Hơn thế, sừng Kỳ Lân còn có thể nghiền thành bột chữa được nhiều bệnh tật. Tuy nhiên việc lý giải về sự tồn tại của Kỳ Lân vẫn kéo dài từ thời đại này qua thời đại khác.

Loài Kỳ Lân có thật hay không và hình dáng chúng ra sao? - Ảnh 3.

Tạo hình Kỳ Lân đời thực ở trong phim.

Loài Kỳ Lân có thật hay không và hình dáng chúng ra sao? - Ảnh 4.

Thực ra Kỳ Lân cũng không hề đẹp như chúng ta vẫn tưởng tượng.

Theo văn hóa phương Đông, Kỳ Lân là một trong bốn linh vật cao quý Long, Lân, Quy, Phụng đại diện cho 4 nguyên tố nước, lửa, đất và gió tượng trưng cho sức mạnh của đất trời. Lân là con cái, còn Kỳ là con đực nên gọi chung là Kỳ Lân. Kỳ lân còn có tên gọi khác là ly, có người bảo là Long, Ly, Quy, Phụng – đây là câu trả lời cho nhiều người hỏi ly là con gì?

Con Kỳ lân có hình dáng vô cùng khác biệt với đầu Rồng, mình Thú, là sự kết hợp đặc điểm của nhiều loài vật khác nhau. Phần lớn hình ảnh Kỳ Lân được khắc họa là có sừng của loài Nai, mắt Quỷ, mũi Sư Tử, tai Chó, trán Lạc Đà, miệng rất rộng, có thân Ngựa, chân Hươu, đuôi Bò. Cũng có lúc nó lại có hình dáng của một con hưu xạ, trán Sói, móng Ngựa, với chiếc đuôi Bò. Đôi khi hình ảnh Kỳ Lân mang dáng dấp của một con Hoẵng, có vảy cá khắp thân…Da Kỳ Lân có đủ 5 màu: đỏ, vàng, xanh, trắng, đen, đặc biệt có màu vàng đặc trưng dưới bụng… Con Lân chỉ có một sừng, do không húc bất kỳ con vật nào nên chiếc sừng này được coi là hiện thân của Từ Tâm.

Truyền thuyết Kỳ Lân là loài linh vật đơn độc, được cho là đã sinh ra từ trung tâm trái đất. Kỳ Lân là sinh vật đầu tiên và hoàn hảo nhất trong số 360 sinh vật trên cạn. Con Lân luôn "đi đến nơi, về đến chốn", không bao giờ rơi vào bẫy, hố cho nên nó được tôn vinh như một hướng dẫn tinh thần tuyệt vời trong suốt cuộc đời. Kỳ Lân loài vật linh thiêng,mang trong mình tất cả những phẩm chất của một con vật nhân từ, khi di chuyển nó tránh giẫm lên các loại côn trùng và cỏ mềm dưới chân mình. Chúng chỉ ăn cỏ, không bao giờ uống nước bẩn, không ăn thịt, đặt biệt không hại bất cứ con vật nào nên còn được gọi là Nhân Thú.

Con Lân rất tinh tế, nhạy cảm đến mức có thể cảm nhận được sức nặng của một cái bóng dưới ánh sáng mặt trăng. Tất cả các loài động vật đều trở nên hiền lành khi ở gần xung quanh nó. Quan niệm người phương Đông tin rằng, một khi kỳ lân được thuần hóa, sẽ không có loài động vật nào hung hăng, khát máu nữa. Kỳ lân có tánh linh, thường sẽ xuất hiện báo trước điềm lành, thái bình thịnh vượng, khi có vua chúa, thánh nhân ra cứu đời.

Cho dù xuất hiện với hình dạng thế nào, theo văn hóa, tín ngưỡng dân gian phương Đông, Kỳ Lân luôn là con vật báo hiệu điềm lành sắp đến, biểu tượng cho sự nguy nga, đường bệ, sự trường thọ vĩnh cữu, thái bình thịnh vượng và niềm hạnh phúc lớn lao.

Do đó, Kỳ Lân luôn là linh vật thiêng liêng bảo vệ cho các công trình kiến trúc, dinh thự, lăng mộ… Con Lân được dùng để canh giữ tại các cổng chùa, đền, miếu, cũng như các doanh nghiệp, nhà ở, biệt thự…Chúng được trang trí trên các bức bình phong, nhiều lúc lại chở trên lưng các bức cổ đồ hình bát quái… với ý nghĩa thể hiện sự may mắn song hành cùng đạo nghĩa, đạo lý trong cuộc sống, đó là sự bảo trợ cần thiết mang tính linh thiêng.

Admin

Link nội dung: https://vuihoctienghan.edu.vn/loai-ky-lan-co-that-hay-khong-va-hinh-dang-chung-ra-sao-1734710407-a765.html