Hãy cùng quay ngược bánh xe lịch sử để tìm về những ngày Tết cách đây 100 năm ở kinh thành Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội qua những bức ảnh mà anh Trần Mạnh Linh, một họa sĩ, giảng viên của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp sưu tầm được.
Năm tháng trôi qua, vạn vật thay đổi nhưng Hà Nội dường như vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống đẹp cho riêng mình. Không khí ăn Tết ở Hà Nội cũng được lưu truyền lại qua bao thế hệ nên vẫn giữ được của ngày xưa.
Phong cách Tết xưa của biết bao thế hệ người Hà Nội cho đến nay vẫn còn được ưa chuộng. Trong từng bức ảnh, nổi bật lên sự khác biệt giai cấp qua trang phục, đồ đạc. Người nhà giàu mặc lụa là gấm vóc.
Cả đàn ông và phụ nữ đều mặc áo dài. Phụ nữ thời đó chỉ vấn khăn trên đầu, không dùng khăn đóng. Áo dài may thụng rộng, chưa chít eo. Y phục phải may bằng tay, máy may chưa có. Cả ông và bà đều mang hài vải, có thêu hoa văn.
Ký ức về thú chơi thủy tiên nơi phố hoa cổ nhất Hà thành - Hàng Lược vẫn còn được lưu giữ lại. Hoa thủy tiên được cả sắc lẫn hương, với hai lớp cánh, lớp bên ngoài màu trắng ngà mỏng manh như lụa, lớp bên trong vàng rực rỡ mà người ta vẫn thường gọi là “mâm ngọc chán vàng”. Thủy tiên đựng trong lọ thủy tinh tạo nên sự tinh khôi trắng ngần. Một vẻ đẹp tinh khiết.
Việc mua một cành hoa khi đó không hề dễ dàng. Với nhà không có điều kiện, ngày Tết mong sao chỉ cần một nhánh hoa nhỏ, một bông hoa hồng để cắm vào lọ đã thấy sung sướng lắm rồi.
Còn ai mua được cành đào thì cả phố sang ngắm, người người bàn tán rất có không khí. Hoa đào khi đó cũng rất đơn giản, chỉ có hai thế là tán tròn và chiếu thuỷ (ngọn chiếu xuống đất) chứ không đa dạng như ngày nay.
Xem thêm video đang được quan tâm
Áo dài Tết - Hơi thở văn hóa trong trang phục truyền thống.
Admin
Link nội dung: https://vuihoctienghan.edu.vn/hinh-anh-cuc-hiem-ve-tet-ha-noi-cach-day-100-nam-1736219707-a5822.html