Phôi ngày 3 (hay còn được gọi là phôi dâu) là phôi có tiềm năng phát triển khi đã nuôi cấy được 3 ngày kể từ khi tinh trùng và trứng kết hợp trong môi trường ống nghiệm. Ở giai đoạn phôi ngày 3, các tế bào vẫn tiếp tục phân chia và tăng dần kích thước phôi. Chuyển phôi ngày 3 có nhiều ưu điểm nhất định như phôi được tiếp xúc và sớm quen với môi trường tử cung người mẹ. Phôi sẽ được tiếp tục nuôi dưỡng trong cơ thể mẹ, phát triển để phá vỡ lớp vỏ bọc bên ngoài bám vào niêm mạc tử cung làm tổ.
Khi làm thụ tinh trong ống nghiệm, trứng và tinh trùng được thụ tinh bên ngoài cơ thể, trong môi trường phòng thí nghiệm chuyên biệt để tạo thành phôi thai. Phôi được nuôi cấy đến ngày 3 (phôi dâu) hoặc ngày 5 (phôi nang) và chuyển vào tử cung người mẹ vào thời điểm thích hợp.
Phôi ngày 3 thường sẽ đạt 8-10 tế bào sau quá trình phân chia, và phôi có hình dạng như quả dâu nên được gọi là phôi dâu. Trong trường hợp tiên lượng phôi gặp khó khăn khi nuôi đến giai đoạn phôi nang (phôi ngày 5), hoặc cân nhắc vấn đề phôi cần làm quen với tử cung người mẹ, điều kiện tài chính của khách hàng…, bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân lựa chọn chuyển phôi ngày 3 (phôi dâu) để tối ưu tỷ lệ mang thai thành công. (1)
Chuyển phôi ngày 3 (phôi dâu) là cách thức đưa phôi vào buồng tử cung của người mẹ sau khi phôi đã nuôi lên ngày 3 trong môi trường ống nghiệm. Trước khi được chuyển, chuyên viên phôi học sẽ lựa chọn các phôi chất lượng tốt nhất (dựa vào hình thái quan sát được từ tủ nuôi cấy động học time-lapse, và chất lượng phôi từ sự gợi ý của phần mềm hỗ trợ lựa chọn phôi chuyển), bác sĩ hỗ trợ sinh sản xác định thời điểm chuyển phôi phù hợp nhằm tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công.
Trường hợp nào nên chuyển phôi ngày 3 và khi nào cân nhắc không chuyển phôi ngày 3? Ths.BS Huỳnh Kha Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8 giải thích trong quá trình làm IVF, hướng chuyển phôi ngày 3 có thể được cân nhắc tương đối nếu thuộc trường hợp sau:
Bên cạnh đó, trường hợp chống chỉ định chuyển phôi ngày 3 cho người bệnh, có thể là:
Bác sĩ Huỳnh Kha cho biết chuyển phôi vào ngày 3 có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
Ưu điểm khi chuyển phôi ngày 3:
Bên cạnh những ưu điểm, lựa chọn chuyển phôi giai đoạn này có một số nhược điểm nhất định:
Không có thời điểm cố định để tiến hành chuyển phôi, dù là phôi ngày 3 hay phôi ngày 5. Thời gian chuyển phôi được xác định khi các chuyên viên phôi học chọn lọc các phôi có hình thái tốt, không phát hiện bất thường trong quá trình phân chia tế bào; đồng thời bác sĩ lâm sàng chuẩn bị nội mạc tử cung, mở cửa sổ làm tổ phù hợp để sẵn sàng tiếp nhận phôi làm tổ.
Thông thường, phôi có chất lượng tốt sẽ được chuyển vào buồng tử cung (gọi là chuyển phôi tươi) hoặc trữ lạnh cho chu kỳ chuyển phôi trữ sau này.
Trong trường hợp người phụ nữ khỏe mạnh sau quá trình chọc hút trứng, nội mạc tử cung đạt chất lượng tốt, phôi chất lượng…, có thể cân nhắc chuyển phôi tươi ngày 3.
>> Xem thêm: Nên chuyển phôi tươi hay phôi trữ tốt hơn khi làm IVF? [GIẢI ĐÁP]
Tuy nhiên nếu một trong những yếu tố trên có nghi ngờ bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân chuyển phôi trữ vào một thời điểm khác.
Quy trình chuyển phôi trữ ngày 3 gồm 3 giai đoạn chính: Trước, trong và sau chuyển phôi. Bất kỳ giai đoạn nào cũng quan trọng, có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Thời gian chuẩn bị thường diễn ra 2-3 tuần trước chuyển phôi. Thông thường, người bệnh nhân sẽ được bác sĩ khám vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt, siêu âm kiểm tra tử cung – buồng trứng và tư vấn phác đồ chuẩn bị niêm mạc cá thể hóa phù hợp với mỗi bệnh nhân. Chuẩn bị nội mạc tử cung có hai phương pháp chính, bao gồm: phác đồ có sử dụng thuốc và phác đồ không dùng thuốc (chuẩn bị nội mạc tử cung bằng chu kỳ tự nhiên).
Phác đồ chu kỳ tự nhiên thường được chỉ định cho những bệnh nhân có chu kỳ kinh nguyệt đều. Bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của nội mạc tử cung bằng siêu âm và xét nghiệm nội tiết; từ đó xác định được thời điểm chuyển phôi tối ưu cho bệnh nhân.
Ở phác đồ có sử dụng thuốc, tùy phác đồ cụ thể bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các thuốc như estrogen ngoại sinh, FSH ngoại sinh, thuốc kích thích FSH nội sinh. Chị em có thể sử dụng estrogen bằng đường uống, đường tiêm, đặt âm đạo hoặc dán qua da nhằm kích thích nội mạc tử cung phát triển, ngăn chu kỳ rụng trứng tự nhiên; hoặc sử dụng FSH ngoại sinh để kích thích nang trứng phát triển và đồng thời làm dày nội mạc tử cung.
Thông thường, thời gian cho việc chuẩn bị nội mạc tử cung sẽ mất khoảng 2 tuần và bệnh nhân cần tái khám từ 2 đến 3 lần trong khoảng thời gian này để siêu âm kiểm tra nội mạc tử cung.
Khi nội mạc tử cung đạt độ dày và hình ảnh tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng progesterone nhằm mở cửa sổ làm tổ giúp phôi thai làm tổ thuận lợi. Progesterone là một loại nội tiết quan trọng giúp nội mạc tử cung sẵn sàng cho phôi làm tổ và quá trình chuyển phôi sẽ diễn ra sau bốn đến sáu ngày sau đó.
Chị em dùng thuốc đặt âm đạo bắt đầu từ trước chuyển phôi khoảng 2-5 ngày. Bác sĩ sẽ ấn định thời điểm tiến hành đưa phôi vào buồng tử cung khi sức khỏe của chị em đã sẵn sàng.
Vào ngày chuyển phôi, chuyên viên phôi học sẽ rã đông các phôi được bác sĩ chỉ định. Sau đó, phôi sẽ được kiểm tra và đánh giá khả năng sống; trung bình trên 98% các phôi sẽ sống sau quá trình rã đông. Các thông tin về số lượng phôi chuyển, loại phôi được bác sĩ trao đổi trực tiếp với hai vợ chồng.
Người bệnh được yêu cầu nhịn tiểu trước thực hiện thủ thuật chuyển phôi. Sau khi người bệnh nằm cố định trên bàn trong tư thế sản khoa, bác sĩ sẽ đặt mỏ vịt, dùng tăm bông lau cổ tử cung.
Thông qua hình ảnh siêu âm ngả bụng, bác sĩ sẽ quan sát niêm mạc tử cung, tử cung, cổ tử cung, góc cổ tử cung, tư thế tử cung để đưa catheter ngoài có nòng kim loại vào buồng tử cung, xác định vị trí đặt phôi phù hợp. Sau khi catheter vào tới buồng tử cung, bác sĩ cố định catheter ngoài và rút nòng kim loại ra để đưa catheter chứa phôi vào buồng tử cung. Sau khi xác định vị trí thích hợp, phôi sẽ được bơm từ từ vào buồng tử cung.
Khi bơm hết, catheter được rút ra ngoài và tiến hành làm sạch máu, dịch nhầy, kiểm tra sót phôi. Sau đó, bác sĩ rút catheter ngoài, tháo mỏ vịt, hoàn tất quá trình chuyển.
Lưu ý: Bác sĩ Huỳnh Kha cho biết một số nguyên tắc chị em cần tuân thủ vào ngày chuyển phôi như:
Sau khi hoàn tất thủ thuật chuyển phôi, bệnh nhân có thể về nhà ngay mà không cần ở lại bệnh viện theo dõi.
Bác sĩ Huỳnh Kha lưu ý ngày chuyển phôi, chị em có thể nhờ người thân hỗ trợ đưa đón, không nên tự lái xe về nhà. Đồng thời chị em nên nghỉ ngơi đầy đủ, đi lại nhẹ nhàng, tránh mang vác vật nặng…
Sau chuyển phôi, bệnh nhân sẽ tiếp tục sử dụng thuốc nội tiết được bác sĩ chỉ định. Các thuốc nội tiết này giúp nội mạc tử cung thuận lợi cho việc làm tổ và quá trình phát triển của phôi ở những giai đoạn sau.
Vào ngày 11-13 sau chuyển phôi, người bệnh được xét nghiệm máu đo nồng độ beta hCG (hormone beta human chorionic gonadotropin) để xác định tình trạng có thai. Nếu có thai, ba tuần sau bệnh nhân được thực hiện siêu âm ngả âm đạo để xác định và đánh giá tình trạng thai.
Theo các nghiên cứu, tỷ lệ chuyển phôi ngày 3 thành công thấp hơn so với chuyển phôi ngày 5. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn lại cao hơn ở phôi ngày 3.
Bác sĩ Huỳnh Kha cho biết tỷ lệ chuyển phôi ngày 3 thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chất lượng phôi, tình trạng nội mạc tử cung, khả năng tử cung người mẹ tiếp nhận phôi, sức khỏe thể chất và tinh thần, chế độ dinh dưỡng… Vợ chồng hiếm muộn nếu băn khoăn về phương án chuyển phôi nên trao đổi chi tiết với bác sĩ và tuân theo phác đồ điều trị để tối ưu khả năng mang thai.
Một số dấu hiệu chuyển phôi ngày 3 thành công dễ nhận biết sớm như chuột rút, đầy hơi, tâm trạng thay đổi, tăng tiết dịch âm đạo… Tuy nhiên “thước đo chính xác nhất” để xác nhận chị em sau chuyển phôi đã mang thai là xét nghiệm beta hCG cho kết quả trên 25 mIU/ml.
Chị em thường rất lo lắng trước khi chuyển phôi và hồi hộp mong tin tức chuyển phôi thành công. Trong thời gian này, nên duy trì tinh thần vui vẻ, lạc quan cùng chế độ nghỉ ngơi phù hợp ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả chuyển phôi. Bác sĩ Huỳnh Kha hướng dẫn một số lưu ý khi thực hiện chuyển phôi ngày 3 nhằm tối ưu khả năng phôi làm tổ thành công gồm:
>> Xem thêm: Sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ (thai vào tử cung)?
Thông thường với chuyển phôi ngày 3, mất 2-3 ngày để phôi tiến triển lên phôi nang và thoát màng để tiếp xúc với niêm mạc tử cung người mẹ. Ngày 3-4 sau chuyển phôi, phôi sẽ đào sâu vào nội mạc để làm tổ và phát triển thành thai nhi.
Thời gian phôi làm tổ kéo dài 7-10 ngày. Để hạn chế tình trạng dương/âm tính giả, chị em nên thử que vào ngày thứ 14 sau chuyển phôi ngày 3.
Để xác định mang thai thành công, chị em cần xét nghiệm kiểm tra định lượng beta hCG trong máu. Đây là hormone được tiết ra do quá trình phôi bám vào thành tử cung, đào sâu nội mạc để làm tổ và hình thành bánh nhau. Nếu nồng độ beta hCG ≥ 25mIU/mL được xem là dương tính (kết quả có thai). Nồng độ beta hCG sẽ tăng cao sau 48 giờ nếu thai phát triển tốt. Vì vậy chị em cần lưu ý kiểm tra lại theo kế hoạch bác sĩ chỉ định.
Nên chuyển phôi ngày 3 hay chuyển phôi ngày 5 tùy thuộc vào từng trường hợp, do nhiều yếu tố quyết định bao gồm chất lượng phôi, “sức khỏe” nội mạc tử cung của người mẹ và khả năng nội mạc tiếp nhận phôi. Quyết định chuyển phôi cuối cùng được đưa ra dựa trên các phương án có khả năng thành công cao nhất và mong muốn của vợ chồng hiếm muộn. (3)
Tiềm năng làm tổ thành công của phôi ngày 3 được đánh giá cao, tuy nhiên không thể tránh khỏi nguy cơ thất bại. Vì vậy trước khi chuyển, bác sĩ tiến hành kiểm tra và xem xét kỹ lưỡng nhằm giảm thiểu nguy cơ thất bại.
Một số yếu tố cần kiểm tra gồm: chất lượng phôi, số lượng phôi ngày 3 được chuyển, tình trạng niêm mạc và tử cung của người mẹ, các yếu tố khác như dinh dưỡng, thói quen, tinh thần của người mẹ… đều ảnh hưởng đến quá trình phôi làm tổ. Trong mọi trường hợp, vợ chồng nên thảo luận chi tiết với bác sĩ để hiểu rõ ưu điểm chuyển phôi ngày 3, ngày 5 cũng như cách giảm thiểu nguy cơ thất bại.
Bác sĩ Huỳnh Kha cho biết phôi hệ thống phòng Lab hiện đại của trung tâm hỗ trợ sinh sản đóng vai trò quyết định ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Phòng lab hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn tạo phôi, nuôi phôi khỏe mạnh và có khả năng lựa chọn các phôi chất lượng tốt nhất để chuyển vào buồng tử cung người mẹ. Khiếm khuyết bất kỳ yếu tố nào đều có thể dẫn đến kết cục thất bại khi làm IVF. Vì vậy, IVF Tâm Anh chú trọng từng chi tiết, cẩn thận trong từng bước nhằm tối ưu khả năng thành công.
Tại IVF Tâm Anh, hệ thống tủ nuôi cấy phôi tích hợp trí tuệ nhân tạo AI với mỗi ngăn tủ là một ca nuôi cấy chuyên biệt. Trường hợp cần mở tủ kiểm tra phôi, các ngăn còn lại không bị ảnh hưởng. Sự ổn định nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, chất lượng không khó…, được duy trì và theo dõi thường xuyên nhằm đảm bảo các chỉ số tương đương buồng tử cung của người mẹ, hỗ trợ phôi phân chia xuyên suốt, hạn chế tác động tiêu cực đến phôi do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, độ ẩm, không khí…
Bác sĩ nhấn mạnh hệ thống camera time-lapse tích hợp trong tủ nuôi cấy phôi giúp các chuyên viên phôi học quan sát hình thái phôi, quá trình phôi phân chia tế bào mà không cần đưa phôi ra môi trường ngoài quan sát. Cách mỗi 5 phút, camera sẽ tự động chụp hình phôi và cung cấp dữ liệu cho AI để phần mềm xử lý đánh giá chất lượng phôi và gợi ý phôi tốt nhất nên chuyển vào tử cung người mẹ.
Để tìm hiểu quy trình thực hiện thụ tinh ống nghiệm tại IVF Tâm Anh, vợ chồng hiếm muộn có thể liên hệ qua thông tin:
Bác sĩ Huỳnh Kha cho biết lựa chọn chuyển phôi cần cân nhắc giữa lợi ích và điều kiện thực tế để phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Vì vậy, vợ chồng điều trị hiếm muộn không nên quá lo lắng về quyết định chuyển phôi ngày 3 hay ngày 5. Quan trọng nhất là duy trì tinh thần thoải mái, tuân theo kế hoạch điều trị và đặt niềm tin vào bác sĩ.
Admin
Link nội dung: https://vuihoctienghan.edu.vn/chuyen-phoi-ngay-3-la-gi-chi-dinh-uu-diem-va-quy-trinh-a-z-1724379905-a540.html