Giữ Màu Chàm Pha Sắc Gió - Heritage Vietnam Airlines

Trong ký ức văn hóa Việt, màu chàm đã thành một biểu tượng đời sống, đặc biệt gắn với hình ảnh trang phục nhiều dân tộc miền núi phía Bắc.

Bài: TRƯƠNG QUÝ
Ảnh: BÁ NGỌC

Màu chàm là một trong số ít những màu có tính nguyên bản nhất của văn minh nhân loại. Từ 6.000 năm trước, người cổ đại ở Nam Mỹ đã dùng thuốc nhuộm chàm cho vải, và các nền văn minh Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á đã có một bề dày sử dụng màu từ cây chàm để nhuộm trang phục. Trong ký ức văn hóa Việt Nam, màu áo chàm đã thành một biểu tượng đời sống, đặc biệt gắn với hình ảnh trang phục nhiều dân tộc miền núi phía Bắc. Bản hùng ca Bắc Sơn của nhạc sĩ Văn Cao đã bắt đầu với khung cảnh bát ngát của miền cao Việt Bắc mà màu áo là điểm nhấn: “Ôi còn đâu đây sắc chàm pha màu gió”… Hơn cả một sắc màu trong dải cầu vồng, màu chàm là một ký ức văn hóa.

Phơi vải chàm sau khi nhuộm

Mt sc trm mc vùng biên vin

Màu chàm được lấy làm màu chính của trang phục dân tộc Tày, Nùng, Thái, H’Mông, Dao và một số dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam, cũng như một số dân tộc ở miền Trung. Quá trình nhuộm vải đòi hỏi nhiều thời gian tính từ lúc thu hoạch nguyên liệu. Cây chàm có dạng cây bụi cao, được trồng vào tháng 3 âm lịch, thu hoạch sau ba tháng khi cây cao chừng 1m. Cành lá cắt về được ngâm trong bể hay chum nước 10 – 15 ngày, khi nước có màu xanh thì vớt ra, dùng vôi bột pha vào và khuấy cho đến khi bột chàm lắng ở đáy bể, lấy ra đựng vào sọt cho ráo nước. Một tháng sau, công đoạn pha chế nước nhuộm được tiến hành. Người thợ nhuộm dùng nồi đun nước nhiều loại lá có tinh dầu thơm hòa với bột chàm và ủ trong 2 – 3 ngày. Lúc này, nước đã có màu xanh đậm và có thể dùng nhuộm vải. Vải nhuộm được dệt từ sợi bông, được làm ướt và nhúng vào nước chàm 2 – 3 lần trong nhiều ngày, cho đến khi màu ngấm đều và có độ đậm nhạt tùy ý muốn. Như vậy phải mất nửa năm mới có thể có một tấm vải nhuộm chàm mới.

Sắc chàm trong trang phục của dân tộc Tày

Nếu người Tày, Nùng thường nhuộm màu chàm sẫm và ít họa tiết trên quần áo thì người H’Mông hay Dao kết hợp với trang trí vẽ bằng sáp ong hay các phần dệt thổ cẩm được phối hợp trên trang phục như khăn, cổ áo, ống tay, quần hay chân váy. Đôi khi vải chàm được tô điểm bằng các phụ kiện rực rỡ lộng lẫy như trên khăn áo của người Dao Tiền, Dao Đỏ, song cũng có thể rất đơn giản mà trang nhã như một chiếc vòng bạc hay đôi hoa tai ý nhị nổi bật trên nền vải chàm trầm mặc. Những hoa văn bằng sáp ong được vẽ tay để lại những nét tỏ mờ thể hiện sự tinh tế và tỉ mỉ của bàn tay người vùng cao. Màu chàm vốn dĩ khó gột sạch trên những đôi bàn tay những người thợ thủ công, khi họ thường xuyên làm việc nhuộm chàm. Tay của những người thợ luôn có màu xanh nhạt sau nhiều năm tháng lao động. Điều ấy càng thêm thể hiện sự kỳ công của những tấm vải màu chàm.

Trong tranh dân gian Đông Hồ, sắc chàm lấy từ màu cây chàm cũng là một trong vài màu sắc có gốc thiên nhiên quý giá cho dòng tranh nổi tiếng này. Điều này cho thấy sự có mặt từ lâu của vật liệu này ở vùng xuôi, góp thêm vào bảng màu đa dạng của người Việt trong thế giới tạo hình.

Xanh biếc nhng màu áo thi ca

Ngay từ lúc văn học diễn đạt bằng chữ quốc ngữ nở rộ vào đầu thế kỷ 20, các câu chuyện đường rừng đã có sức mê hoặc độc giả. Màu áo chàm trong truyện của Thế Lữ, Tchya hay thơ Nguyễn Bính đã hiện diện huyền ảo: “Áo chàm cô Mán thanh thanh. Mt xanh biêng biếc mt mình tương tư” (Vài nét rng, 1938). Cuộc giao lưu văn hóa miền xuôi với miền ngược càng sâu rộng khi cuộc kháng chiến chống Pháp lấy vùng Việt Bắc làm an toàn khu. Nhiều thế hệ học trò đã thuộc câu thơ của Tố Hữu: “Áo chàm đưa bui phân ly. Cm tay nhau biết nói gì hôm nay” (Vit Bc, 1954). Áo chàm được ẩn dụ cho hình ảnh những người đồng bào vùng núi trong buổi chia tay những người chiến thắng trở về vùng xuôi.

Sáp ong để vẽ lên vải

Những câu hát cũng nhuộm nét chàm cho vẻ mộc mạc sơn dã, từ “Áo chàm vquy lúa trên vai, in hình vào sưn núi chơi vơi, i chiu!” (Nương chiu, Phạm Duy, 1947) đến làm mềm hóa khung cảnh thời chiến: “Chiến công đu bo vquê hương Vit Bc, có chiến công em trong đi dân quân áo chàm” (Ni trng lên rng núi ơi, Hoàng Vân, 1965).

Từ những màu chàm trong thơ ca, những tác phẩm hội họa xuất sắc của hội họa Việt Nam cũng khắc họa màu chàm như các bức tranh sơn dầu Vit Bc (1936) của Lưu Văn Sìn hay sơn mài Nhmt chiu Tây Bc (1955) của Phan Kế An. Cũng từ chính bức tranh sơn mài này, một bài hát đã nối dài cảm xúc về màu áo vùng cao: “Người vẽ tranh trầm tư dáng núi… Bóng áo chàm sơn cước nhạt nhòa sương” (Thchiu vào tranh – Vũ Thanh, thơ Đoàn Việt Bắc).

Ngày nay việc nhuộm bằng các chế phẩm hóa học hay công nghiệp đã tác động nhiều đến các sản phẩm truyền thống. Sự phai nhạt bản sắc trong lối ăn mặc cũng dần làm cho trang phục áo chàm truyền thống dần ít được mặc hơn trong thường nhật. Tuy vậy, trong sự phát triển du lịch và giao lưu hiện đại, có một sự quan tâm trở lại đối với giữ gìn và khai thác các chất liệu bản địa này. Màu áo chàm vẫn là một yếu tố gợi ra bản sắc mạnh mẽ, tựa như màu áo nâu của người đồng bằng.

Ngày nay, áo chàm đã bước lên sân khấu thời trang, gián tiếp xuất hiện trong những trang phục cách tân, được những người đẹp trong các cuộc thi hoa hậu mặc như một cách gây chú ý độc đáo giữa vô vàn váy áo kiểu phương Tây. Sắc áo chàm tạo ra một chút gì bí ẩn, kín đáo mà khỏe mạnh, rắn rỏi, dường như có điểm gặp gỡ thẩm mỹ thời trang hiện đại. Cho dẫu biến đổi, màu chàm truyền thống bảo lưu một ký ức phong tục, như những gì làm nên xứ sở.

Admin

Link nội dung: https://vuihoctienghan.edu.vn/giu-mau-cham-pha-sac-gio-heritage-vietnam-airlines-1736007318-a5111.html