Gãy xương là tình trạng có thể gặp ở mọi người, mọi lứa tuổi. Mặc dù sẽ khôi phục tốt sau điều trị nhưng nếu không được chú ý, tình trạng này sẽ làm phát sinh các biến chứng khác.
Gãy xương là tình trạng xương bị biến dạng, gãy đôi theo chiều dọc hoặc chiều ngang hoặc gãy thành nhiều phần. Một người có thể gặp chấn thương này ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể nếu chịu tác động lực quá mức. Ngoài ra, để thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, người bệnh nên được thăm khám bác sĩ ngay khi bị chấn thương hoặc phát hiện các dấu hiệu xương bị gãy. (1)
Theo bác sĩ ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình BVĐK Tâm Anh, gãy xương có thể phân thành các dạng sau:
Gãy xương kín còn gọi là gãy xương đơn giản. Đây là tình trạng xương gãy nhưng không tạo ra vết thương hở trên da. (2)
Gãy xương hở hay xương gãy hỗn hợp xảy ra khi xương bị gãy xuyên qua da, tạo thành vết thương hở. Lúc này, các mô và xương ở khu vực bị tổn thương lộ ra ngoài qua vết thương hở trên da.
Gãy xương hoàn toàn là tình trạng xương bị gãy/nghiền thành hai hoặc nhiều mảnh. Một số loại gãy xương hoàn toàn bao gồm:
Lúc này, xương chỉ bị tổn thương một phần mà không mất hoàn toàn tính liên tục. Các loại gãy không hoàn toàn, bao gồm:
Đây là tình trạng xương rạn cho do chịu tác động lực quá mức hoặc chịu tác động lực lặp đi lặp lại. Thông thường, xương bị tổn thương do lực vừa phải có khả năng tự phục hồi nếu được nghỉ ngơi đầy đủ nhưng tác dụng lực lặp đi lặp lại vào cùng một vị trí có thể dẫn đến rạn xương ngày càng nghiêm trọng.
Các nguyên nhân có thể gây ra rạn xương bao gồm chạy bộ đường dài, nhảy lên nhảy xuống nhiều lần, mang vác vật nặng trong thời gian dài, loãng xương…
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương, thường được chia thành hai nhóm sau: (3)
Xương khỏe mạnh có khả năng phục hồi và chịu lực tác động cực kỳ tốt. Tuy nhiên, dưới một lực đủ lớn (té ngã, tai nạn, chấn thương thể thao…), chúng có thể bị nứt hoặc gãy. Lực này thường xuất hiện một cách rất mạnh hoặc đột ngột. Ngoài ra, khi thực hiện các hành động chịu lực lặp đi lặp lại như chạy nhảy cũng làm gãy xương.
Một trong những bệnh lý hàng đầu gây gãy xương là loãng xương. Theo thời gian, dưới tác động của quá trình lão hóa, xương trở nên xốp, thưa và giảm khối lượng xương, dẫn đến dễ gãy hơn.
Ngoài ra, xương có thể bị gãy do các bệnh lý khác như: Ung thư xương, viêm xương tủy…
Tình trạng xương bị gãy sẽ có các biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào vị trí gãy, mức độ nghiêm trọng của chấn thương, tuổi tác và sức khỏe chung của người bệnh.
Khu vực gãy xương thường có một số triệu chứng đặc trưng như:
Nếu có những dấu hiệu trên, bạn cần thực hiện các bước sơ cứu gãy xương đúng trình tự ngay để tránh tổn thương nặng cho nạn nhân.
Chẩn đoán hình ảnh là phương pháp thường được dùng để xác định mức độ tổn thương gãy xương và tình trạng tổn thương ở các khớp, mô, gân, cơ, dây chằng… lân cận.
Sau khi tiến hành thăm khám lâm sàng, nếu nghi ngờ người bệnh bị gãy xương, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X – quang. Phương pháp này sẽ tạo ra những hình ảnh hai chiều về xương, làm lộ các vết gãy hoặc các dấu hiệu tổn thương khác; đồng thời giúp xác định loại và vị trí gãy.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện thêm các chẩn đoán hình ảnh khác để kiểm tra xương hoặc các mô xung quanh: (4)
Bác sĩ Lê Đình Khoa cho biết, gãy xương là một tình trạng có thể gặp ở bất kỳ ai, ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, những người xương giòn hoặc có mật độ xương thấp có nguy cơ gặp phải chấn thương cao hơn. Những đối tượng này có thể là:
Mặc dù gãy xương thường khôi phục tốt nếu được điều trị thích hợp, nhưng nó vẫn có thể phát sinh các biến chứng nặng nề như tàn phế hoặc thậm chí là tử vong. Các biến chứng thường gặp bao gồm:
Các mạch máu bị tắc nghẽn có thể vỡ ra và di chuyển khắp nơi trong cơ thể. ….
Bó bột có thể làm phát sinh các biến chứng như loét tì đè và cứng khớp (do cơ bắp không hoạt động trong một thời gian dài)…
Hội chứng này hình thành khi bị gãy xương gây chảy máu, phù nề. Lúc này, áp suất mô trong các khoang tăng lên, dẫn đến thiếu máu mô, gây đau dữ dội. Tình trạng này nếu không được điều trị sẽ dẫn tới tiêu cơ vân, tăng kali máu và nhiễm trùng. Về lâu dài, sẽ gây ra co cứng cơ, tê bì, liệt và thậm chí là đe dọa mạng sống.
Là tình trạng máu chảy vào khớp, gây sưng và đau.
Trong trường hợp gãy xương phức tạp, vi khuẩn có thể xâm nhập qua vết rách trên da và lây nhiễm vào xương hoặc tủy xương. Tình trạng này sẽ trở thành một bệnh nhiễm trùng dai dẳng, rất khó chữa khỏi.
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ và vị trí của vết gãy. Bên cạnh đó, tuổi tác và tiền sử bệnh tật cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Trong quá trình chữa lành, xương mới sẽ hình thành xung quanh các mảnh xương vỡ, nếu được canh chỉnh và cố định đúng cách, xương mới sẽ hình thành và kết nối với xương gãy. Do đó, nguyên tắc cơ bản trong điều trị gãy xương là sắp xếp xương gãy về đúng vị trí và cố định lại cho đến khi khỏi hẳn.
Các phương pháp điều trị gãy xương phổ biến: (5)
Trong đa số các trường hợp, cơn đau sẽ giảm bớt trước khi xương lành hoàn toàn. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, thuốc chống nhiễm trùng hoặc thuốc quản lý các biến chứng khác nếu cần thiết.
Ngoài ra, để thúc đẩy quá trình điều trị, người bệnh có thể cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế chuyển động của vùng bị thương… cho đến khi gãy xương lành lại. Bất động một phần cơ thể trong thời gian dài có thể làm mất sức mạnh cơ bắp và phạm vi chuyển động.
Do đó, sau giai đoạn điều trị ban đầu, người bệnh có thể được đề nghị thực hiện vật lý trị liệu để khôi phục chức năng vùng gãy xương.
Bác sĩ Lê Đình Khoa nhấn mạnh, để đẩy nhanh quá trình phục hồi, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn của bác sĩ.
Thay đổi lối sống, thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và vận động hợp lý có thể giúp phòng ngừa gãy xương hiệu quả. Cụ thể:
Để tăng cường sức mạnh của xương, cần đảm bảo cung cấp cho cơ thể từ 1200 – 1500 miligam (mg) canxi và 800 -1000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày. Canxi và vitamin D có thể được bổ sung bằng cách:
Thói quen sống và vận động cũng góp phần phòng ngừa tình trạng gãy xương:
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; ThS.BS Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà gãy xương có thể mất từ vài tuần đến vài tháng để chữa lành. Trong khoảng thời gian này, người bệnh nên hạn chế va chạm, di chuyển khu vực bị gãy xương và liên hệ với bác sĩ nếu có bất thường phát sinh.
Admin
Link nội dung: https://vuihoctienghan.edu.vn/gay-xuong-nguyen-nhan-dau-hieu-chan-doan-va-cach-dieu-tri-1735883414-a4693.html