Với nhiều người dân Việt Nam, làng quê là một hình ảnh hết sức quen thuộc và thân thương từ tấm bé. Mỗi làng quê lại có một đặc trưng vùng miền khác nhau.
Làng quê miền Bắc Bộ ghi dấu với hình ảnh những ruộng bậc thang lên thác xuống ghềnh, những ruộng lúa miên man thẳng cánh cò bay, làng quê miền Trung lại làm ta nhớ với những cánh đồng muối trắng, ngư dân lam lũ trên biển còn vùng quê Nam Bộ lại tha thiết với những điệu hò câu ví trên sông, hay những miệt vườn cây ăn trái trĩu quả.
1. Làng quê Bắc Bộ
Cánh đồng lúa Mù Cang Chải với ruộng bậc thang trùng trùng lớp lớp.
Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt,là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa truyền thống nhất trong cả nước.
Hình ảnh người nông dân thu hoạch lúa vùng quê Mù Cang Chải.
Làng quê Bắc Bộ đặc trưng bởi cây đa, giếng nước đầu làng, mái đình của mỗi ngôi làng. Mỗi làng quê thường gắn liền với một dòng sông, với một bến đò xưa nhiều kỉ niệm, với người dân từng lớn lên nơi đây thì dù xa xôi nhiều năm rồi lòng vẫn thương, tình vẫn nhớ.
Đồi chè Mộc Châu đẹp mướt mát trong ánh nắng sớm.
Ruộng bậc thang Mùa Cang Chải hấp dẫn từ khi lúa mới chỉ là những mạ xanh mới nhú cho tới tháng 9,10 khi những ruộng lúa chuyển sang màu vàng ươm. Đứng từ đèo Khau Phạ, du khách có thể chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ của vùng núi Tây Bắc với bạt ngạt lúa. Những nếp nhà sàn ẩn mình trong đường cong mềm mại của lúa ngày mùa khiến Mù Cang Chải đẹp tựa bức tranh vẽ quyến rũ lòng người.
Một địa danh với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ mà ít ai biết đến: Nậm Có - Yên Bái.
Bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp này vào bất cứ thời gian nào trong năm. Đặc biệt vào tháng 12, khi đặt chân tới Mộc Châu, du khách còn có thể tận mắt chiêm ngưỡng những bông hoa chè trắng muốt, nằm lẫn trong vạt lá xanh, thu hút biết bao loài ong bướm bay lượn, vô tình tạo thành bức tranh rất đẹp.
Khi đứng trước hình ảnh sông núi hữu tình này, bạn khó có thể kiềm lòng được cảm xúc của mình.
Dường như tâm hồn được hòa quyện vào trong tiếng róc rách của suối nước để lang thang phiêu lãng chốn bồng lai tiên cảnh, quên đi những mệt mỏi ngày thường.
Sau một ngày làm việc đồng áng mệt nhoài, người dân Bắc Giang rủ nhau về nhà.
Những trò chơi sông nước hồn nhiên.
Xuôi theo con sông Ngô Đồng bạn sẽ được nhìn ngắm bức tranh đồng quê được tạo thành từ những thửa ruộng lúa và con sông mềm mại.Khung cảnh đẹp nhất vào khoảng cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, khi cả một vùng rộng lớn được bao phủ bởi những ruộng lúa xanh xen lẫn vàng, tạo thành những mảng màu đẹp mắt.
Cánh đồng lúa Ninh Bình.
2. Miền quê Trung Bộ
Hình ảnh đồng quê nghèo miền Trung - Quảng Ngãi.
Làng quê Trung Bộ đặc thù với những hàng chè tàu xanh rì, rặng tre, cổ thụ, cây bàng hàng trăm tuổi. Miền Trung nắng gió – nhắc tới miền Trung là ta lại thấy hình ảnh một miền đất khô cằn vì phải thường xuyên oằn mình chống chọi với mưa bão.
Đẹp ngỡ ngàng với đồi cát Mũi Né
Cái nắng của miền Trung thì khắc nghiệt vô cùng. Nắng như cháy da cháy thịt, nắng như thiêu như đốt. Nắng làm hằn lên mặt người nông dân nơi đây một nét lam lũ, cơ hàn. Còn mưa ở đây thì dai dẳng, mưa dầm dề suốt mùa, mưa như thác đổ, mưa như cuốn lấy tất cả những gì mà người dân nơi đây có được.
Hình ảnh tan chợ chiều trên đồi cát Bàu Trắng - Phan Thiết.
Nhưng không chịu khuất phục trước cái nghiệt ngã của thiên nhiên, con người nhỏ bé ở vùng quê lam lũ này có một sức mạnh dai dẳng, họ vươn lên và thành công trên sự nghèo khó, khắc nghiệt này để trở thành một vùng “đất học”.
Lão ngư về nhà trong ráng chiều vàng ruộm - sông Đà Lạt.
3. Làng quê Nam Bộ
Một hình ảnh hết sức quen thuộc và đặc trưng đối với làng quê Nam Bộ là đi chợ bằng thuyền trên sông. Phiên chợ nổi sớm ở Cần Thơ.
Làng quê Nam bộ không chia thành những thôn mà chia thành những xóm nhỏ: có xóm vá lưới, có xóm dệt chiếu, có xóm tráng bánh, có xóm chuyên giăng câu...Mỗi xóm một nét sinh hoạt riêng nhưng không co cụm trong một phạm vi nhất định mà làng trên xóm dưới cùng giúp nhau khi hoạn nạn khó khăn, nhất là khi mùa nước nổi đến nhà hết lon gạo, bát nước mắm lại xách chiếc xuồng chèo lên xóm trên xin về dùng đỡ.
Đến Nam Bộ, ta thường bắt gặp những cô gái miền Tây duyên dáng chèo thuyền trên các con sông, con lạnh.
Chiếc xuồng như một phương tiện liên kết mọi người lại với nhau. Cũng có đôi khi vào một ngày mưa bão nào đó, có một chiếc thuyền câu hay ghe bầu của một gia đình tấp vào mé rạch trước nhà trú mưa hay đổi ít gạo, ít khoai chủ nhà lại vui vẻ như người bạn lâu ngày mới gặp.
Một bức tranh khác không kém phần ấn tượng của rừng thốt nốt lúc chiều tà
Đi chợ đối với người miền Nam cũng rất khác biệt so với các nơi khác, khỏi cần đi đâu xa cứ sáng sáng lại có một chiếc ghe chở đủ thứ thịt cá, rau quả ngang trước nhà. Nhà hết nước mắm thì cứ ngồi nhà chờ nghe: "ai nước mắm ơ..!" thì chạy ra mé rạch gọi vào có ngay loại nước mắm nhà dùng. Những bữa trưa đói bụng ngồi nhà nghe "tro đổi khoai hông!" chạy vào bếp xúc bao tro chạy ra đổi là trưa đó nhà có một rổ khoai thơm phưng phức. Ai đã một lần thơ thẩn trong những con đường quê Nam bộ chắc hẳn cũng thích thú với vẻ êm đềm của cỏ cây.
Hoàng hôn ở Hồ Cốc, đẹp đến nao lòng.
Hoàng hôn trên sông và hình ảnh ngư dân đánh cá bằng gọng vó ở Châu Đốc. Một hình ảnh hết sức bình dị nhưng mang đầy cảm xúc.
Làng quê Việt Nam thanh bình với cảnh vật thiên nhiên quen thuộc và gần gũi, những con người hiền lành chất phác luôn là một hình ảnh đẹp sẽ còn mãi lưu luyến trong tâm trí chúng ta. Những cánh đồng quê giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn mỗi người Việt.
Còn đây cũng là hình ảnh các ngư dân đang đánh bắt cá nhưng trên biển ở Bạc Liêu
Mênh mông bất tận đất trời tại vùng biển Phú Quốc biển đảo.
Theo Yan
Admin
Link nội dung: https://vuihoctienghan.edu.vn/ngay-ngat-truoc-canh-dong-que-dep-nhu-tranh-o-viet-nam-1734525009-a144.html