Nguồn gốc, ý nghĩa ngày 8/3

Ngày 8/3 hằng năm, phụ nữ toàn thế giới sẽ được cả nhân loại tôn vinh. Nhưng, không phải ai cũng hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 này. Ngày 8/3 là ngày gì? Ngày 8/3 là ngày Quốc tế Phụ nữ hay Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế. Đây là ngày lễ chính thức tại rất nhiều quốc gia trên thế giới mà đàn ông sẽ dành tặng những lời chúc, món quà

Ngày 8/3 hằng năm, phụ nữ toàn thế giới sẽ được cả nhân loại tôn vinh. Nhưng, không phải ai cũng hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 này.

Ngày 8/3 là ngày gì?

Ngày 8/3 là ngày Quốc tế Phụ nữ hay Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế.

Đây là ngày lễ chính thức tại rất nhiều quốc gia trên thế giới mà đàn ông sẽ dành tặng những lời chúc, món quà dành cho người phụ nữ trong cuộc sống của họ như bạn bè, mẹ, vợ, bạn gái, con gái, đồng nghiệp,...

Xã hội ngày càng bình đẳng, vì vậy ngày 8/3 sẽ là ngày các chị em nhận được sự quan tâm và tôn trọng hơn từ nửa còn lại của thế giới, chia sẻ với họ những khó khăn trong công việc và gia đình.

Nguồn gốc ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Trên thế giới

Ngày 8/3 năm 1857, trước sự bất bình đẳng về trả mức lương vô cùng rẻ mạt, không tương xứng với công sức ho bỏ ra của các ông chủ tư bản, các nữ công nhân đã không chịu khuất phục và đã quyết định đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.

Mặc dù phong trào này ngay lập tức bị đàn áp mạnh mẽ nhưng với sự đoàn kết, kiên cường chiến đấu mà cuộc đấu tranh này đã có được những tác động to lớn tới phong trào đấu tranh của phụ nữ trên toàn thế giới.

Năm 1907, 2 nữ chiến sĩ xuất sắc là Rô-gia Lúc-xăm-bua và Cla-ra Zet-kin đã phối hợp cùng bà Crup-xkai-a (vợ của Lê-nin) để lập nên ban "Thư ký phụ nữ quốc tế" và chính thức đưa phong trào đấu tranh của phụ nữ trở nên có tổ chức để tiến tới thắng lợi sau này.

Vào ngày 8/3 năm 1917, một cuộc biểu tình nhân ngày Phụ nữ tại Petrograd, Đế quốc Nga đã làm dấy lên cuộc Cách mạng Nga 1917. Liên bang Xô viết (hay Liên Xô) đã tuyên bố ngày này là ngày nghỉ quốc gia kể từ năm 1917.

Sau đó, ngày Quốc tế Phụ nữ này chủ yếu được tổ chức trong các nước thuộc phong trào Xã hội Chủ nghĩa và các nước Cộng sản cho đến khi được Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1977.

Ngày lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ ngày nay có thể là một ngày lễ chung ở một số quốc gia, hoặc trở thành một ngày lễ lớn bị bỏ qua ở những nơi khác. Ở một số quốc gia, ngày này là ngày để biểu tình; ở những quốc gia khác, ngày này là ngày tôn vinh nữ giới.

Trong nước

Ngày 8/3 năm 1965, đánh giá cao cống hiến của phụ nữ miền Nam, chính phủ và Bác đã tặng bức trướng thêu 8 chữ vàng “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang” và Nhà nước đã tặng Phụ nữ miền Nam Huân chương “Thành đồng” hạng nhất.

Ngày 4/10/1997, chính phủ Việt Nam đã có quyết định phê duyệt kế hoạch hành động Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ tại Việt Nam.

Trong ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, đàn ông Việt Nam sẽ tặng những người phụ nữ xung quanh mình những món quà, đoá hoa, bữa tiệc lãng mạn và những lời chúc tốt đẹp.

Ngoài ra, ngày 8/3 còn là ngày kỉ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền dân tộc.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được đánh giá là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời cuộc khởi nghĩa cũng là một minh chứng cho sức mạnh của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử nhân loại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Ngày 8/3 được xem là dịp lễ để xã hội quan tâm, dành tặng những tình cảm thân thương, đặc biệt nhất để tôn vinh, bù đắp cho những thiệt thòi, vất vả của người phụ nữ trong cuộc sống.

Tại một số quốc gia trên thế giới, ngày 8/3 hằng năm còn được coi là ngày lễ chính trong năm và được tổ chức rất lớn. Trong ngày này, các hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới, đòi cơ hội giáo dục, thăng tiến... được diễn ra.

Ở Việt Nam, ngày 8/3 còn là dịp để kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng - 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, đòi lại chủ quyền dân tộc.

Nguồn: sưu tầm

Admin

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)