Ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, khó mấy cũng nhớ dâng 3 thứ này, gia chủ đắc lộc cả tháng gặp may

Admin
Mâm lễ ngày mùng 1 tháng 7 Âm lịch tháng cô hồn nhà nào cũng nên bày những món này để cả tháng suôn sẻ, gia đạo ấm êm, xua đi những điều không may.

Tháng 7 Âm lịch hàng năm ở nước ta còn được gọi là tháng cô hồn. Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm mở cửa quỷ môn quan, các vong hồn được phép trở về dương gian.

Vì thế, từ ngày mùng 1 đầu tháng nhiều gia đình đều chuẩn bị mâm lễ đủ đầy, tươm tất dâng cúng để cầu bình an, xua đi vận rủi và mong vong hồn không vào quấy nhiễu.

Ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, khó mấy cũng nhớ dâng 3 thứ này, gia chủ đắc lộc cả tháng gặp may - 2

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà sắm sửa mâm lễ ngày mùng 1 tháng 7 khác nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm dân gian, có 3 món bạn nên chuẩn bị để gặp may mắn hơn trong tháng này.

1. Xôi đỗ xanh

Trên mâm lễ dâng cúng ngày mùng 1 tháng cô hồn các gia đình sẽ chuẩn bị những món chay như xôi, oản… Người xưa quan niệm rằng, cúng đồ chay vừa hạn chế sát sinh, tích phước đức đồng thời còn là cách để hướng vong linh được siêu thoát về cõi lành, nơi thanh tịnh.

Cách nấu xôi đỗ xanh không khó, bạn có thể chọn nấu xôi bằng nồi cơm điện hoặc ngon nhất là đồ chín theo cách dưới đây.

Ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, khó mấy cũng nhớ dâng 3 thứ này, gia chủ đắc lộc cả tháng gặp may - 3

Nguyên liệu

- Gạo nếp: 300g

- Đỗ xanh: 50g (bạn có thể thêm đỗ xanh nếu thích xôi béo bùi)

- Muối

Cách làm

- Gạo nếp bạn chọn loại ngon, hạt tròn to, không bị gãy, nát rồi đem ngâm nước khoảng 5 tiếng đồng hồ để gạo hút đủ nước khi đồ hạt nếp sẽ căng mềm, thơm dẻo hơn.

- Đỗ xanh ngâm tương tự như gạo nếp.

- Vo sạch đỗ và gạo nếp đã ngâm sau đó đem trộn cùng vài hạt muối.

- Cho gạo vào xửng sau đó đặt vào nồi hấp chừng 30 phút thì nhấc xuống.

Ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, khó mấy cũng nhớ dâng 3 thứ này, gia chủ đắc lộc cả tháng gặp may - 4

- Bạn dỡ xôi đã chín ra một chiếc mâm hoặc khay lớn để cho nguội thì tiếp tục mang đi đồ lần 2. Việc đồ 2 lần sẽ giúp xôi dẻo, thơm và khi nguội không bị cứng, lại gạo.

- Lần đồ thứ 2 này bạn để khoảng 20 - 30 phút là được. Kiểm tra thấy hạt nếp đã dẻo thơm thì tắt bếp, nhấc xuống.

- Múc xôi vào khuôn để tạo hình đẹp mắt sau đó cho ra đĩa là hoàn thành.

2. Hoa tươi

Sẽ là thiếu sót nếu trên mâm lễ ngày mùng 1 thiếu đi hoa tươi. Đây là một phần không thể thiếu trong các ngày Rằm, mồng một, giỗ, Tết. Trong quan niệm dân gian, việc dâng hoa tươi cũng giống như dâng điều thiện lành, tốt đẹp nhất trong cuộc sống lên bề trên. Hoa tươi cũng là lễ vật để con cháu bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn đến thần linh, gia tiên.

Ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, khó mấy cũng nhớ dâng 3 thứ này, gia chủ đắc lộc cả tháng gặp may - 5

Thông thường, người ta sẽ dâng cúng hoa cúc vàng, hoa hồng, hoa lay ơn… Tùy vào văn hóa của từng vùng miền, địa phương mà chọn ra loại hoa phù hợp nhất.

Khi dâng hoa bạn cần lưu ý:

- Thứ nhất, không cắm quá nhiều loại hoa trong cùng một bình, vừa thiếu đi tính thẩm mỹ lại làm mất ý nghĩa vốn có của hoa.

- Thứ hai, ban thờ là nơi tôn nghiêm, trang trọng, tuyệt đối không bày các loại hoa héo, hoa giả, hoa đã bị hỏng.

- Thứ ba, lựa chọn bình hoa có kích thước vừa phải, không nên chọn bình hoa quá to hoặc quá nhỏ.

- Thứ tư, nên cho 1 chút đường vào lọ hoa để giữ cho hoa tươi lâu hơn.

3. Trái cây

Ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, khó mấy cũng nhớ dâng 3 thứ này, gia chủ đắc lộc cả tháng gặp may - 6

Ngoài hoa thì trái cây cũng là lễ vật không thể thiếu. Mỗi một vùng miền lại có cách bày mâm ngũ quả khác nhau, thông thường sẽ chọn trái cây theo mùa.

Trái cây là lễ vật biểu trưng cho lòng hiếu thảo, thành kính của cháu con dâng lên ông bà, tổ tiên. Thông qua lễ vật này họ cũng gửi gắm đến thần linh, gia tiên điều ước về sự ấm no, tốt lành, may mắn trong cuộc sống.

Lựa chọn trái cây để cúng ngày mùng 1 tháng cô hồn bạn cần lưu ý một số điểm sau:

- Nên chọn những loại quả tươi, ngon, không có mùi hay gai nhọn.

- Tuyệt đối không được dùng các loại quả giả.

- Ưu tiên những loại trái cây mang ý nghĩa may mắn, bình an như:

+ Táo: Quả này có màu đỏ mang ý nghĩa cầu may mắn. Trong phong thủy, táo cũng là trái cây tượng trưng cho bình yên và hòa hợp.

+ Bưởi: Quả bưởi có hình dáng tròn đầy, mùi thơm đặc trưng, nó mang ý nghĩa cầu phúc lộc, an yên. Trong tiếng Hán, bưởi còn có nghĩa là con trai, vì vậy mà người ta dâng cúng loại quả này còn với mong muốn xin lộc con cái.

+ Lựu: Quả lựu to, tròn bên trong có nhiều hạt màu đỏ nên nó được xem là biểu tượng của sự sum vầy, sung túc. Trong phong thủy, quả lựu còn mang ý nghĩa cầu cho sinh sôi, may mắn.

Ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, khó mấy cũng nhớ dâng 3 thứ này, gia chủ đắc lộc cả tháng gặp may - 7

+ Đào: Quả đào mang ý nghĩa cầu mong sự trường thọ, sức khỏe và thịnh vượng.

+ Dưa hấu: Loại quả mang ý nghĩa bình an, may mắn, hòa hợp, đủ đầy.

- Trái cây mua về bạn rửa thật sạch, lau thật khô nước rồi mới đem bày lễ để tránh thối, hỏng.

* Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo

Những thứ không thể thiếu trong mâm cúng chúng sinh tháng cô hồn

Ngoài việc cúng tổ tiên tỏ lòng thành kính báo hiếu, nhớ đến tổ tiên, những người họ hàng đã khuất thì mâm cúng chúng sinh cũng rất quan trọng trong...

Tháng cô hồn

Admin

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)