Ngắm đại dương tuyệt đẹp qua cuộc thi Nhiếp ảnh Đại dương 2021

Admin
(TSVN) - Đại dương chiếm đến 70% bề mặt của Trái Đất, phần lớn các vùng biển con người vẫn chưa khám phá hết. Cuộc thi "Nhiếp ảnh Đại dương 2021" do Tạp chí Oceanographic hợp tác với SeaLegacy tổ chức nhằm tìm kiếm và chia sẻ những bức ảnh về đại dương kỳ thú.

(TSVN) – Đại dương chiếm đến 70% bề mặt của Trái Đất, phần lớn các vùng biển con người vẫn chưa khám phá hết. Cuộc thi “Nhiếp ảnh Đại dương 2021” do Tạp chí Oceanographic hợp tác với SeaLegacy tổ chức nhằm tìm kiếm và chia sẻ những bức ảnh về đại dương kỳ thú.

Cuộc thi “Nhiếp ảnh Đại dương” được tổ chức hàng năm với mục đích truyền cảm hứng cho con người thấy được sự thay đổi của môi trường và sinh vật biển khác. Các đại dương đang bị đe dọa, nhưng cuộc thi nhằm mục đích thể hiện sự kỳ diệu của đại dương cho đông đảo khán giả, nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ vùng biển quanh chúng ta. “Tất cả chúng ta đều là những sinh vật đại dương, ngay cả khi chúng ta không biết điều đó”, cuộc thi nhắc nhở thế giới.

Năm nay, cuộc thi diễn ra sôi nổi với nhiều hình ảnh tuyệt đẹp về những chú cá voi hiền lành, những chú chim cánh cụt tuyệt đẹp và tình trạng ô nhiễm đáng lo ngại. Mỗi nhiếp ảnh gia tham dự cuộc thi đều đóng một vai trò quan trọng trong việc minh họa lại các đại dương xinh đẹp. Nhiều hình ảnh cũng cho thấy hiện trạng đại dương đang như thế nào, tác động của con người gây ảnh hưởng cho đại dương ra sao, những bất công mà sinh vật dưới đại dương đang phải hứng chịu. Cùng khám phá 3 tác phẩm đạt giải cao nhất trong cuộc thi:

“Một chú rùa xanh” – Nhiếp ảnh gia Aimee Jan chiến thắng chung cuộc

Vượt qua hàng chục nghìn bài thi, Aimee Jan – nhiếp ảnh gia người Australia – đã đoạt giải thưởng chung cuộc với bức ảnh ấn tượng về một chú rùa xanh được bao quanh bởi đàn cá thủy tinh trên rạn san hô Ningaloo ở Tây Australia. 

“Chim Gannets lặn tìm thức ăn” – Nhiếp ảnh gia Henley Spiers đạt giải Nhì

Gannet là một trong những loài chim biển có tốc độ săn mồi rất nhanh, có thể đạt được tốc độ 96,6 km/h. Ngay cả khi đã lặn xuống biển, tốc độ bơi trong nước của loài chim này cũng không hề bị ảnh hưởng. Chúng được ví như “sát thủ” đối với những loài cá nhỏ sống ở bề mặt.

“Rùa biển đồi mồi mới nở” – Nhiếp ảnh gia Matty Smith đạt giải Ba

Bức ảnh được nhiếp ảnh gia ghi lại khoảnh khắc chú rùa đồi mồi mới nở, kích thước chỉ dài khoảng 3,5 cm đang thực hiện lần bơi đầu tiên. Nhiếp ảnh gia Matty Smith cho biết, chú rùa này nở cùng với khoảng 100 chú rùa khác. Sau khi nở, chúng nhanh chóng phân tán bò qua cát và xuống đại dương để tránh sự tấn công của những kẻ săn mồi.

Admin

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)