Lợi ích khi ăn 1 hũ sữa chua mỗi ngày
1. Cải thiện hệ tiêu hóa
Trong sữa chua chứa nhiều men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa. Sữa chua còn giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của những căn bệnh đường ruột phổ biến như: khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày và tình trạng tiêu chảy, táo bón. Khuẩn lactic trong sữa chua giúp kích thích sự gia tăng số lợi khuẩn trong đường ruột và giúp khử hoạt tính của một số hóa chất gây hại.
2. Phòng chống bệnh tật, tăng cường đề kháng
Theo thông tin từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hệ tiêu hóa khỏe là yếu tố rất quan trọng để có hệ miễn dịch khỏe, bởi 70% hệ miễn dịch biểu mô nằm ở đường ruột. Vì vậy, khi bổ sung đều đặn mỗi ngày 1 hũ sữa chua là giải pháp tự nhiên rất tốt cho hệ tiêu hoá, từ đó đề kháng của bạn sẽ được tăng cường.
3. Cải thiện vóc dáng, làn da
Sữa chua cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho da và chống lão hóa. Axit lactic trong sữa chua có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập và kiềm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại cho da. Đồng thời, các vi khuẩn lên men chua có thể tiết ra chất kháng sinh tự nhiên, kích thích quá trình làm lành da, giúp mau liền sẹo, tái tạo da mới.
Sữa chua khiến bạn có cảm giác no lâu hơn. Ngoài ra còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ giải phóng mỡ thừa,... Sữa chua không đường chính là thực phẩm lý tưởng dành cho những người muốn giảm cân, nhưng vẫn cung cấp các dưỡng chất cần thiết.
4. Giúp xương chắc khỏe, ngừa loãng xương
Theo các chuyên gia, trung bình 100g sữa chua ăn có chứa tới 148mg canxi, trong khi 100ml sữa tươi thì có khoảng 120mg canxi. Bên cạnh đó, lượng vitamin D dồi dào sẵn có trong sữa chua giúp cơ thể dễ hấp thụ canxi hơn. Đặc biệt với trẻ em, sữa chua giúp trẻ tăng chiều cao rất tốt.
Sữa chua có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý những điều sau để hấp thu trọn vẹn và tránh tác dụng phụ khi ăn sữa chua.
Thứ nhất: Không nên ăn sữa chua và uống thuốc, đặc biệt là kháng sinh cùng một lúc vì như vậy các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Sau khi uống thuốc 2-3 giờ mới nên ăn sữa chua.
Thứ hai: Không nên đun nóng sữa chua lên rồi mới ăn vì như vậy làm mất đi tác dụng hữu ích (vì vi khuẩn có lợi trong sữa chua sống và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25 - 35 độ C) và hương vị ngon lành của sữa chua.
Thứ ba: Không nên ăn lúc đói: độ pH thích hợp để men lactic trong sữa chua sinh trưởng và phát triển tốt là từ 4-5 trở lên. Khi đói dịch vị trong dạ dày có độ PH từ 2 trở xuống sẽ làm men lactic có trong sữa chua dễ bị hủy hoại; tốt nhất là chỉ nên ăn sữa chua trong vòng 1-2 giờ sau khi ăn.
Các trường hợp hợp cụ thể cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Xem thêm: Ăn gạo lứt thường xuyên có tốt cho sức khỏe không?
Xem thêm: Những trường hợp nào không nên ăn dưa hấu?
Xem thêm: Uống trà sữa có gây ung thư và vô sinh không?