Khi nào sưng hạch bạch huyết có nghĩa là ung thư?

Khi bị sưng hạch bạch huyết, nhiều người thường suy nghĩ bản thân có thể đã mắc ung thư. Tuy nhiên, sưng hạch bạch huyết nhiều khả năng là do nhiễm trùng hoặc một bệnh khác ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Vậy khi nào sưng hạch bạch huyết có nghĩa là ung thư?

Khi bị sưng hạch bạch huyết, nhiều người thường suy nghĩ bản thân có thể đã mắc ung thư. Tuy nhiên, sưng hạch bạch huyết nhiều khả năng là do nhiễm trùng hoặc một bệnh khác ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Vậy khi nào sưng hạch bạch huyết có nghĩa là ung thư?

1. Nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết có cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp gần giống với những hạt đậu nhỏ. Có hơn 600 hạch kết thành từng chùm, rải rác khắp cơ thể, tập trung nhiều nhất dưới cổ, nách, háng, ở giữa ngực và bụng. Hạch bạch huyết làm nhiệm vụ lưu trữ các tế bào miễn dịch, hoạt động như một bộ lọc để loại bỏ vi trùng, các tế bào chết và chất thải khác khỏi cơ thể.

Sưng hạch bạch huyết là dấu hiệu cho thấy hệ thống này đang làm việc quá sức. Nhiều tế bào miễn dịch và chất thải có thể đã tập hợp lại khiến các hạch sưng đau. Sưng thường là do một số dạng nhiễm trùng, nhưng cũng có thể gây ra bởi một tình trạng khác, như viêm khớp dạng thấp, lupus hoặc ung thư (hiếm gặp).


Viêm khớp dạng thấp có thể gây sưng hạch bạch huyết

Viêm khớp dạng thấp có thể gây sưng hạch bạch huyết

Thông thường, các hạch bạch huyết bị sưng sẽ gần với cơ quan đang gặp vấn đề. Ví dụ, khi bạn bị viêm họng liên cầu khuẩn, các hạch bạch huyết ở cổ có thể bị sưng lên. Phụ nữ bị ung thư vú thường bị sưng hạch bạch huyết ở nách. Khi nhiều hạch bạch huyết bị sưng cùng lúc, nghĩa là vấn đề đã xuất hiện ở khắp cơ thể. Chẳng hạn như bệnh thủy đậu, HIV hoặc bệnh bạch cầu, ung thư hạch.

Trắc nghiệm: Thử hiểu biết của bạn về hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Bài trắc nghiệm dưới đây giúp bạn hiểu phần nào vai trò và chức năng của hạch bạch huyết.

Bài dịch từ: webmd.com

XEM THÊM: Vì sao bạn bị sưng hạch bạch huyết?

Nếu bạn bị cảm lạnh, đau nhức răng hoặc có vết thương hở không lành, hạch bạch huyết cũng sẽ bị sưng và tự khỏi sau một thời gian. Trong trường hợp bạn không thể giải thích vì sao mình bị sưng hạch, tốt là nên đến bác sĩ để kiểm tra.

Dấu hiệu cho thấy các hạch bạch huyết đã trở nên bất thường bao gồm:

  • Có kích thước từ 1,3 cm trở lên;
  • Sờ thấy cứng hoặc giống như cao su;
  • Di chuyển được;
  • Phần da bên ngoài bị đỏ, kích ứng và ấm nóng;
  • Sưng không biến mất sau vài tuần.

Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng khác kèm theo như:

  • Khó thở hoặc khó nuốt;
  • Đổ mồ hôi đêm;
  • Sốt liên tục;
  • Sút cân mà không rõ lý do;
  • Mệt mỏi.

Khi bị sưng hạch bạch huyết kèm theo triệu chứng sụt cân bất thường, bạn cần đi khám bác sĩ

Khi bị sưng hạch bạch huyết kèm theo triệu chứng sụt cân bất thường, bạn cần đi khám bác sĩ

3. Chẩn đoán nguyên nhân sưng hạch bạch huyết

3.1. Hỏi bệnh sử

Trước tiên, bác sĩ sẽ cố gắng loại trừ những nguyên nhân khác ngoài ung thư. Bạn sẽ được kiểm tra thể chất, thăm khám lâm sàng và hỏi về những nguy cơ rủi ro có thể làm sưng hạch bạch huyết, chẳng hạn như:

  • Bị mèo cào;
  • Bị bọ ve cắn;
  • Ăn thịt chưa nấu chín;
  • Quan hệ tình dục không an toàn;
  • Sử dụng chung bơm kim tiêm không vô trùng;
  • Đi du lịch đến những khu vực nhất định.

Bác sĩ cũng sẽ muốn biết bạn đang dùng những loại thuốc gì và tất cả các triệu chứng khác để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong cơ thể.

3.2. Khi nào sưng hạch bạch huyết có nguy cơ ung thư?

Ở người trên 40 tuổi, nếu các hạch bị sưng nằm gần xương đòn hoặc phần dưới cổ thì nhiều khả năng là dấu hiệu của ung thư. Hạch bị sưng nằm bên phải liên quan đến phổi và thực quản, bên trái báo hiệu vấn đề ở các cơ quan trong bụng. Đau hạch bạch huyết ở nách nhưng không kèm theo phát ban hoặc vết loét trên cánh tay cũng là dấu hiệu nghi ngờ ung thư.

3.3. Một số xét nghiệm chẩn đoán sưng hạch bạch huyết

  • Chẩn đoán hình ảnh

Nếu bác sĩ cho rằng tình trạng sưng đau hạch bạch huyết của bạn có thể là do ung thư, bạn sẽ được làm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để xác nhận. Tùy vào vị trí của khối u, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang ngực, siêu âm, chụp CT hoặc MRI. Máy quét chụp cắt lớp phát xạ positron (FDG-PET) cũng có khả năng tìm ra ung thư hạch và các bệnh ung thư khác.

  • Công thức máu hoàn chỉnh (CBC)

Khi chỉ bị sưng một vài nút hạch, bạn thường được chỉ định làm công thức máu hoàn chỉnh (CBC). Xét nghiệm này cho biết tình hình sức khỏe chung, cũng như những thông tin chi tiết hơn về các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Tùy thuộc vào các triệu chứng khác và tiền sử y tế của bạn, bác sĩ cũng có thể đề nghị làm thêm xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang bổ sung.

  • Sinh thiết hạch bạch huyết

Nếu tất cả xét nghiệm trên không giúp tìm ra được nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết, đồng thời các hạch không lành sau 3 - 4 tuần, bác sĩ có thể làm sinh thiết. Đây là thủ thuật lấy một mẫu mô hoặc toàn bộ nút hạch bằng kim chuyên dụng. Mẫu hạch sinh thiết sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để chuyên gia kiểm tra dưới kính hiển vi, phát hiện các tế bào ung thư nếu có. Vì sưng thường tự biến mất hoặc một nguyên nhân khác sẽ bộc lộ sau một thời gian, bác sĩ thường trì hoãn và không chỉ định sinh thiết nếu chưa thật sự cần thiết.

  • Các xét nghiệm khác

Khi bạn bị sưng hạch bạch huyết khắp cơ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu làm công thức máu toàn phần, chụp X-quang ngực và xét nghiệm HIV. Nếu vẫn không phát hiện bất thường, bạn có thể phải làm thêm các xét nghiệm khác, như tìm bệnh lao hoặc giang mai, xét nghiệm kháng thể kháng nhân (kiểm tra hệ miễn dịch) hoặc xét nghiệm dị hợp tử (đối với virus Epstein-Barr). Cuối cùng là sinh thiết của nút hạch có vẻ bất thường nhất.


Sinh thiết hạch bạch huyết giúp chẩn đoán ung thư hạch bạch huyết

Sinh thiết hạch bạch huyết giúp chẩn đoán ung thư hạch bạch huyết

4. Ung thư hạch bạch huyết là gì?

Có 2 trường hợp xảy ra, đó là ung thư bắt đầu từ các hạch bạch huyết (được gọi là các u lympho nhưng hiếm gặp hơn) hoặc các tế bào ung thư bắt đầu từ nơi khác, sau đó đi qua dòng máu và ở lại trong các hạch bạch huyết. Ung thư hạch bạch huyết có nhiều triệu chứng, từ sưng không đau diễn tiến chậm trong thời gian dài, đến sưng phát triển lớn nhanh trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.

Dựa trên nguồn gốc của các tế bào ung thư và khoảng cách đến các hạch bị sưng, bác sĩ sẽ đề xuất kế hoạch điều trị phù hợp. Bệnh nhân ung thư có thể được phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp các phương pháp điều trị.

Theo dõi tình trạng của các hạch bạch huyết có ý nghĩa quan trọng khi chẩn đoán bệnh. Các hạch bị nóng hoặc sưng lên có thể là dấu hiệu của những vấn đề khác nhau, từ nhẹ như viêm họng đến nguy hiểm như ung thư. Đối với người bệnh ung thư, mức độ và vị trí sưng đau hạch bạch huyết có thể được dùng để xác định giai đoạn bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Admin

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)