Hướng dẫn chi tiết cách nuôi gà tre tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Gà tre là là 1 giống gà nhỏ được nhiều người nuôi chơi kiểng hoặc lấy thịt. Vì thân hình gà tre bé nhỏ nên khi nuôi bạn cần chú ý không nhốt chúng chung với những giống gà khác có kích thước lớn hơn. Có nhiều loại gà tre trống - mái kiểng, lấy thịt thuần chủng, lai đẹp, giá rẻ như: gà tre Mỹ, gà tre Thái, gà tre Serama, gà tre rặc, gà tre trắng, gà tre asil, gà tre đá, gà tre rặc,...
1. Nguồn gốc giống Gà Tre
Gà tre có tên gọi chính xác là gà che theo tên bản địa mon-che của tiếng Khmer, nó được nuôi phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của bộ môn đá gà tre, giống gà che được biết đến nhiều hơn trên phạm vi cả nước. Khi này, người Việt ta lại nghĩ rằng người Tây Nam Bộ phát âm sai nên đã đổi gà che thành gà tre. Cái tên gà tre bắt đầu xuất hiện và phổ biến từ đó.
Nhìn chung về loài gà này có thân hình nhỏ bé nhưng lại rất can đảm, lông màu sặc sỡ, đuôi dài, chân cao, đùi săn chắc. Thích hợp và rất lý tưởng cho những ai yêu thích môn chọi gà. Và nó được sếp vào danh sách 12 loài gà quý của Việt Nam.
2. Đặc điểm 5 giống Gà Tre đẹp được nhiều người nuôi nhất ở Việt Nam
2.1. Biểu tượng gà Tre Việt Nam - Gà tre Tân Châu
Gà tre Tân Châu là giống gà cảnh có nguồn gốc Việt Nam. Cụ thể là thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Đây không phải là giống gà tre thuần chủng. Nói chúng có nguồn gốc Việt Nam bởi gà tre Tân Châu được lai tạo với gà tre bản địa với gà Nhật Bản.
Gà Tân Châu rất được ưa thích để làm cảnh. Bởi chúng có bộ lông dày, mịn màng, che kín toàn thân. Lông cổ là phần nổi bật nhất của gà Tân Châu. Bởi phần lông cổ mềm, mịn, dày, dài che kín từ dưới tai xuống đến giữa lưng gà.
Phần lông mã lưng lại mềm và suôn dài chạm đất. Bộ lông đuôi nhiều, phân bố thành nhiều lớp, bản lông khá rộng. Lông đuôi phía trên dài cong xuống mặt đất, lông đuôi cao không quá đầu.
Giới đam mê gà cảnh thường chơi gà tre Tân Châu, bởi đây là giống gà thuần chủng Việt Nam có hình dáng nhỏ nhắn, dễ nuôi và rất ít bị bệnh. Người chơi mê gà tre bởi chúng có khá nhiều màu sắc và tiếng gáy nhẹ nhàng. Gà tre có điểm hay là đúng 3 giờ sáng mới gáy, sau đó cứ cách một tiếng đồng hồ lại cất tiếng gáy, mỗi lần gáy vài phút liên tục.
2.2. Đại diện gà tre Malaysia - Gà tre Serama
Gà tre Serama hay còn gọi là gà tre Mã Lai, gà thượng lưu hay gà vương giả hay gà thành phố là một giống gà có nguồn gốc từ Mã Lai và được lai tạo từ hơn 50 năm nay. Nó được xuất khẩu sang Mỹ và trở thành một giống nội địa của Mỹ. Với tính cách khá dạn người, vẻ đẹp vương giả mà những chú gà Serama đã trở thành vật cưng ở nhiều nơi trên thế giới.
Gà tre Serama có kích thước và khối lượng nhỏ bé. Hình dáng rất đặc biệt. Với bộ ngực nở nhô hết cỡ về phía trước, dáng đứng thẳng, cánh thẳng chạm đất che phủ gần hết chân và bộ lông đuôi thẳng đứng gần chạm mồng gà.
Việc lai tạo vẫn đang tiếp diễn để hoàn thiện hơn nữa giống gà tre Serama và cải thiện kích thước, tính cách, hình dáng và vẻ đẹp tổng thể của chúng. Việc giảm kích thước gà Serama đang tiếp tục với một số cá thể gà trống đạt 185g và gà mái đạt 155g.
Khả năng sinh sản là đặc điểm rất quan trọng ở giống gà non trẻ này, cũng như những giống gà tre khác. Các lớp B và C lai tạo rất tốt. Lớp A bé xíu là gen lặn và có thể được lai từ cha mẹ B và C. Trong khi gà trống lớp A hoàn toàn thích hợp để lai tạo thì gà mái thường kém hơn. Đây là hiện tượng thường xảy ra ở những giống gà tre tí hon khác cũng như chó và ngựa tí hon.
2.3. Gà tre Thái
Gà tre Thái là giống gà tre có nguồn gốc Nhật Bản. Tuy nhiên, chúng lại được nuôi thành công và phổ biến ở Thái Lan. Giống gà tre này có hình dáng khá giống với gà tre Serama. Tuy nhiên với kích thước lớn hơn và trọng lượng lớn hơn nên cũng không quá khó để phân biệt.
Lông gà tre Thái cảm giác giống với gà Serama khi hình dáng cũng có phần thẳng đứng lên trước. Ngoài ra, phần lông đuôi hình lưỡi kiếm chổng lên trời. Bộ lông cánh và lông mã dài bao phủ toàn bộ phần thân sau của gà. Dáng đi oai vệ, ưỡn ngực ra phía trước giống gà Serama.
Gà tre Thái cũng được cho là giống gà tre kiểng đẹp. Với nhiều màu sắc khác nhau mang tới nhiều lựa chọn sở thích hơn cho người nuôi. Các loại màu gà tre Thái phổ biến nhất là Nhạn, Ô, Xám, Cườm
2.4. Gà tre Mỹ
Mặc dù có cái tên là gà tre Mỹ. Thế nhưng gà tre Mỹ ở Việt Nam lại không phải giống thuần chủng. Chúng đã được lai tạo với dòng gà khác như gà peru, gà asil, gà rừng.
Giống gà tre Mỹ được nuôi làm cảnh và cũng được nuôi làm gà đá. Gà tre Mỹ được nhiều người ưa chuộng bởi chúng có thân hình thon gọn, bộ lông màu sắc sặc sỡ và hoàn toàn khác biệt so với những giống gà cảnh khác.
Tuy nhiên, bản tính của chúng lại hung hăng, máu chiến, bo đá lớn và rất tốc độ. Bởi vậy, gà tre Mỹ cũng được sử dụng làm gà đá. Đặc biệt là các sới gà của Thái Lan thì gà tre Mỹ được nhiều người lựa chọn vào các trận đánh ác liệt.
2.5. Gà tre Bắc
Giống gà nuôi chủ yếu tại miền Bắc Việt Nam. Với vóc dáng nhỏ nhưng cực kỳ nhanh nhẹn. Chúng không giống những giống gà tre khác sở hữu lông mềm mại và dài. Tuy nhiên, đặc điểm của chúng là sự nhanh nhẹn, tháo vát.
Do không có lông dài và đẹp nên các giống gà tre Bắc thường được sử dụng để làm gà đá. Từng đòn đánh nhanh, khỏe và nguy hiểm hơn khi được lắp cựa. Gà tre Bắc màu sắc khá đa dạng và phong phú. Gà tre Bắc cũng có những màu sắc giống với các loại gà tre khác.
3. Kỹ thuật nuôi gà Tre lớn nhanh như thổi
Làm thế nào để nuôi gà tre con lớn nhanh như thổi, ít bệnh, tỉ lệ sống sót cao là chủ đề đang được nhiều hộ chăn nuôi, các trang trại nuôi gà tre quan tâm. Trong bài viết lần này, tôi sẽ chia sẻ cho bà con cách nuôi gà tre con nhanh lớn đầy đủ và chi tiết.
3.1. Yếu tố nhiệt độ, ánh sáng
Mua bán gà tre con tại các trại giống, bà con nên vận chuyển vào sáng sớm hoặc chiều mát để gà không bị sốc nhiệt, ngột ngạt. Tránh vận chuyển vào những ngày trời quá nắng nóng, không để mưa tạt vào. Trước khi thả gà con vào lồng úm thì phải bật đèn sưởi để làm ấm lồng.
Trong cách nuôi gà tre con, người nuôi cần đảm bảo duy trì các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, cường độ chiếu sáng cho phù hợp với từng tuần tuổi nhằm tạo môi trường tốt nhất, kể cả đối với nuôi gà tre đá hay nuôi gà tre thương phẩm. Cụ thể:
3.2. Thức ăn "chuẩn bài" phù hợp với gà tre theo từng giai đoạn
3.2.1. Từ khi mới nở đến lúc được 1 tháng tuổi
Từ 1 - 2 ngày đầu mới nở chỉ cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc Vitamin C kết hợp với ăn tấm nấu chín hoặc tấm trộn cùng với ngô đập vỡ mảnh đã ngâm cho mềm nhuyễn. Cho ăn 4 - 5 bữa/ ngày. Ngày thứ 3 tăng dần lượng thức ăn.
7 ngày tuổi trở đi pha thuốc cầu trùng vào thức ăn để phòng bệnh cầu trùng, cho ăn, dùng Rigecoccin 1gr/10 kg thức ăn (hoặc dùng Sulfamid trộn tỷ lệ 5%).
Giai đoạn từ 7 - 21 ngày tuổi tiếp tục cho ăn tấm gạo. Từ trên 22 ngày tuổi, tập cho gà tre con ăn thóc, ngô vỡ mảnh, cơm, cám viên tự ép
Từ trên 1 tháng tuổi, gà con đã bắt đầu thích nghi dần với nhiệt độ và môi trường xung quanh, do đó nên cho gà ra ngoài sân tắm nắng, tắm đất giúp tăng sức đề kháng. Đây cũng là một trong những kỹ thuật đặc biệt quan trọng khi nuôi gà tre đẻ trứng bởi vì sản lượng trứng của gà mái tre sẽ giảm rõ rệt nếu nuôi nhốt hoàn toàn.
3.2.2. Từ 1 - 2 tháng tuổi
Từ 1 - 2 tháng tuổi, gà tre bắt đầu giai đoạn mặc áo với những biểu hiện nở mình, bung lông trông rất dễ thương, khi cầm sẽ có cảm giác như một cục bông gòn.
3.2.3. Từ 2- 5 tháng tuổi
Đây là giai đoạn gà tre phân biệt giới tính. Gà trống tập gáy, trổ mã, trổ hình, bộ lông phát triển nhanh để trở thành trai tơ sát gái.
Giai đoạn này cần nuôi tách riêng ra để tạo điều kiện cho gà tre nở mình, bộ lông phát triển đầy đủ, sung mãn nhất.
Gà mái cũng cần được chú ý, đặc biệt là thành phần dinh dưỡng để đảm bảo quá trình sinh sản tốt nhất. Nuôi gà tre mấy tháng thì đẻ? Gà tre mái nuôi đạt 4 - 4,5 tháng tuổi sẽ thay đổi và phát triển phần đuôi giúp bộ lông hoàn thiện nhất. Nuôi tiếp đến 5,5 - 6 tháng tuổi là bắt đầu đẻ trứng, cũng có một số trường hợp gà tre mái đến tháng thứ 8 bắt đầu đẻ.
4. Các bệnh gà Tre thường gặp và cách phòng tránh
Việc chăn nuôi ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn do khí hậu nồm, ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây các bệnh thường gặp ở gà sinh sôi. Hầu hết các bệnh này đều có thể phòng tránh hiệu quả. Nông dân cần nắm vững kiến thức y tế và quy chuẩn chăn nuôi để giảm thiểu thiệt hại cả đàn gà. Cùng tìm hiểu các căn bệnh phổ biến ở gà tre này nhé!
4.1. Bệnh Newcastle
Bệnh Newcastle hay có tên gọi khác là bệnh gà rù, bệnh tân thành gà... Đây là một bệnh truyền nhiễm do virus gây nên với các triệu chứng như phân xanh, khó thở, dáng đi xiêu vẹo... Nguyên nhân gây bệnh gà rù là do virus Newcastle là một loại RNA virus, thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên.
Thời gian ủ bệnh Newcastle từ 3 -5 ngày. Bệnh tiến triển theo 3 thể chính: thể quá cấp tính, thể cấp tính, thể mạn tính.
Bệnh Newcastle ở gà là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở nhiều trại nuôi. Phát hiện bệnh càng sớm càng nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
4.2. Bệnh Gumboro
Bệnh gumboro ở gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gumboro gây ra. Bệnh xảy ra ở gà từ 1 -12 tuần tuổi, gà từ 3-6 tuần tuổi dễ bị mắc bệnh nhất.
Virus này tồn tại ở 2 dạng gây bệnh:
- Dạng 1: gây bệnh ở gà ta
- Dạng 2: gây bệnh ở gà tây
Mục tiêu tấn công của virus gumboro là túi Fabracius nên độ tuổi gà nhiễm bệnh thông thường ở trong lứa tuổi gà đang phát triển túi Fabracius.
Bệnh lây nhiễm qua phân, chất nền rải chuồng, thức ăn, nước uống đi vào đường tiêu hóa, thậm chí do gà khỏe mạnh mổ nhau, cắn nhau với gà bị bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 2 -3 ngày.
4.3. Bệnh đậu gà
Bệnh đậu ở gà là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus, phổ biến ở gà trong giai đoạn phát triển từ 25-50 ngày tuổi. Triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm: mọc mụn bâu ở niêm mạc mắt, miệng. Khi mụn chín, mủ chảy ra làm loét niêm mạc. Bệnh chuyển biến xấu sẽ gây mù mắt, tiêu chảy, viêm phổi, kém phát triển và tăng nguy cơ tử vong.
Triệu chứng của bệnh đậu ở gà được biểu hiện qua 3 dạng chính: dạng ngoài da, dạng niêm mạc và dạng hỗn hợp của 2 dạng trên.
4.4. Bệnh cúm gia cầm
Mặc dù có một số loại dịch cúm gia cầm, nhưng H5N1 là virus cúm gia cầm đầu tiên lây sang người gây bệnh cúm gia cầm. Các dấu hiệu và triệu chứng của cúm gia cầm bắt đầu trong vòng hai đến bảy ngày kể từ khi nhiễm bệnh, tùy thuộc vào loại virus cúm gia cầm.
Các loại virus cúm gia cầm ảnh hưởng đến gia cầm (gồm cả các loài hoang và loài nuôi ở trang trại) thường không ảnh hưởng đến con người. Bệnh cúm ở gia cầm có thể không gây bệnh hoặc có triệu chứng nhẹ, nhưng đôi khi có thể khiến cho gia cầm bị chết.
4.5. Bệnh tụ huyết trùng gà
Bệnh tụ huyết trùng ở gà (bệnh gà toi) là một căn bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm, có khả năng gây chết đàn cao.
Bệnh tụ huyết trùng ở gà do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra do ảnh hưởng bởi các yếu tố stress gây hại như: thời tiết cực đoan, thay đổi đột ngột, chuồng nuôi kém vệ sinh, thức ăn ôi thiu, nấm mốc hoặc do tác động của việc vận chuyển xa, thay đổi môi trường sống.
Gà có thể ủ rũ và chết sau 1-2h. Với một số gà lớn 4-5 tháng thì có thể chết sau 1 ngày, gà có biểu hiện nhảy xốc lên, lăn ra và giãy.
4.6. Bệnh Marek
Đây là một bệnh sinh khối u nguy hiểm ở gà do nhóm virus Herpes type B và là một ARN virus gây ra. Khi bị nhiễm virus, gà có thời kỳ ủ bệnh dài, tối thiểu là 28 ngày, thường là 2 tháng sau đó.
Đặc trưng của bệnh là tăng sinh các tế bào lâm ba ngoại vi tạo thành các khối u trên các cơ quan, tổ chức. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.
4.7. Bệnh hô hấp mãn tính
Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà (hay còn gọi là CRD Chronic Respiratory Disease) do Mycoplasma gallisepticum gây ra, lây lan chủ yếu qua trứng: gà mái đẻ bị nhiễm bệnh có thể truyền mầm bệnh cho gà con qua trứng.
Thời gian nung bệnh thường từ 6 10 ngày. Mức độ bệnh thay đổi khác nhau, tuy nhiên gà nuôi theo hướng công nghiệp thì tỷ lệ bệnh cao hơn gà được nuôi theo nông hộ, nhỏ lẻ.
4.8. Bệnh cầu trùng
Bệnh do Eimeria spp gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh. Cầu trùng có thể gây bệnh ở gà mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở gà 10 - 30 ngày tuổi.
Cầu trùng làm cho gà gầy ướt, thiếu máu, da nhợt nhạt, manh tràng chứa toàn máu (nếu cầu trùng manh tràng). Ruột non viêm xuất huyết điểm tràn lan, chứa đầy máu. Ruột phình to từng đoạn, vách ruột trương to dễ vỡ. Bề mặt niêm mạc ruột dày lên có nhiều điểm trắng đỏ, chất chứa lẫn máu.
4.9. Bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn (bệnh Salmonellosis trên gà) là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn mang tên Salmonella gallinarum pullorum gây nên. Bệnh thương hàn ở gà xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ gà mới nở, gà vài tuần tuổi cho đến khi gà trưởng thành. Bệnh xảy ra ở thể cấp tính ở gà con và thể mạn tính ở gà lớn.
Bệnh thương hàn ở gà có thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 - 4 ngày, ở thể cấp tình tỷ lệ chết cao, từ 70 - 100%.
5. Cách phòng bệnh để gà Tre của bạn luôn khỏe và đẹp
5.1. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ là vấn đề chủ yếu để phòng tránh các bệnh ở gà Tre, phải đảm bảo gà của bạn được Ăn sạch, ở sạch, uống sạch. Bạn cần chú ý chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao nước ứ đọng.
5.2. Đừng quên lịch tiêm vaccine
Áp dụng nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vaccine theo từng địa phương. Bên cạnh đó, bạn bên dùng kháng sinh để phòng một số bệnh do vi trùng gây ra, đặc biệt là bệnh cầu trùng đối với gà thường xuyên được thả vườn.
6. Cách huấn luyện gà Tre đánh đâu thắng đó
6.1. Cách chọn gà tre giống cựa sắt
Để chọn được một con giống tốt, có dáng đứng oai vệ, dáng đẹp thì phải tìm hiểu về lai lịch của gà mẹ để ra nó. Vì tầm ảnh hưởng của gà mái mẹ rất là quan trọng, dân gian có câu Chó giống cha, Gà giống mẹ. Điều kiện để chọn gà mái giống tốt là phải chọn những con có tố chất khỏe mạnh, hung dữ và trong đàn con của nó xuất hiện những chú gà trống gan lì, có sức chịu đòn bền, đá nhiều thế hiểm ác, đó là do di truyền từ gà mẹ.
Theo kinh nghiệm cho thấy, để có con giống thật tốt: ta cần phải chọn bổn của gà mẹ lẫn gà cha vì sự di truyền từ gà mẹ chiếm khoảng 70% còn gà bố chỉ chiếm khoảng 30%. Nói chung, việc chọn gà mái giống càng kỹ thì sau này mới có giống gà tốt.
6.2. Cách huấn luyện gà tre
Hàng ngày, cứ khoảng 7-9 giờ sáng nên cho gà ra phơi nắng, phơi ít hay nhiều còn tùy thuộc theo mùa. Nếu trời quá nắng thì nên phơi gà ít lại để tráng tình trạng gà bị hốc nắng dẫn đến một số bệnh không mong muốn. Sau khi phơi nắng xong bạn nên úp gà vào trong mắt để gà được nghỉ ngơi, sau 15 phút mới được tắm vì lúc này cơ thể gà đã trở lại bình thường.
Để các chiến kê đạt được sức bền tốt thì khoản 2-3 ngày bạn nên cho gà xổ một lần, xổ trong vòng 1 đến 2 tuần hoặc nếu tốt hơn thì xổ 3 đến 4 tuần lúc đó mới cho gà ra đấu trường.
Cho gà quần bội để tăng thể lực, sáng sớm từ 7-8 giờ nên úp gà ngoài sương, cho một con gà trong một bội ( bội nhỏ úp trong, bội lớn úp ngoài) và một con ở ngoài bội để gà chạy bội làm tăng thể lực, bạn phải đảm bảo hai con không được đụng mỏ với nhau để tránh tình trạng rách mỏ.
Giai đoạn vô mồi cho gà: Bồi dưỡng một số thức ăn bổ cho các chiến binh sắp ra trận, sau đấy cho gà nghỉ ngơi không quần bội nửa, cũng không cho xay xổ cho tới ngày đá. Trước khi ra trận bắt buộc phải xem lại các chú gà còn sung hay không? Nếu thấy gà có dấu hiệu không được khỏe bắt buộc không được cho thi đấu.
7. Giá tham khảo gà Tre 2021
Tại Việt Nam hiện có khá nhiều giống gà tre đẹp được người chơi gà săn lùng làm cảnh. Những giống gà tre làm cảnh có thể kể đến như: gà tre Serama, gà tre Thái, gà tre Tân Châu Tuy nhiên mức giá của từng giống gà tre sẽ khác nhau. Vậy giá gà tre cảnh tại thị trường Việt Nam là bao nhiêu?
7.1. Giá gà tre cảnh Serama
Tuy nhỏ về ngoại hình nhưng giá của gà tre Serama không hề nhỏ chút nào! Với một cặp gà Serama dáng chuẩn, lông đẹp thì giá vài chục triệu là chuyện bình thường ở phường. Với những con gà Serama không đặc biệt hoặc có dáng không đẹp lắm thì cũng rơi vào khoảng giá vài trăm đến vài triệu đồng.
7.2. Giá thị trường của gà tre Thái
Trứng gà tre Thái: 3.000 đến 4.500 đồng/ quả.
Gà tre Thái con 1 tuần tuổi có giá từ 30.000 đến 45.000 đồng/ con.
Gà tre Thái làm cảnh đã trưởng thành: 700.000 đến 1.500.000 đồng/ con.
7.3. Giá gà tre Tân châu
Có nhiều mức giá khác nhau từ trứng gà cho đến gà đã trưởng thành. Tuy nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà mỗi trại gà sẽ có mức giá khác nhau, trung bình:
Trứng gà tre Tân Châu: từ 10k 50k/ quả tùy thuộc chất lượng.
Gà tre 1 tuần tuổi: 30k đến 150k/ cặp tùy thuộc chất lượng.
Gà tre 2 tháng tuổi: 250k 900k/ cặp tùy thuộc chất lượng.
Gà tre trưởng thành: 500k đến >3 triệu / con tùy thuộc chất lượng.
8. Mách bạn nơi mua gà Tre thuần chủng, lai đẹp giá rẻ
Để chọn giống gà Tre đẹp, giá tốt thì bà con cần mua những con gà nhanh nhẹn, chân bóng, mỏ khép kín, bụng thon, rốn kín, mắt sáng. Cần tránh xa những con gà bị dị tật, hở rốn, không nhanh nhẹn, ốm yếu. Chợ Tốt là nơi mua bán gà tre trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam. Tại đây, bạn sẽ tìm được hàng ngàn tin rao bán về các dòng gà tre với đầy đủ chủng loại giúp đáp ứng được nhu cầu và sở thích của bạn một cách đầy đủ nhất.
Nếu muốn sở hữu một em gà tre giá rẻ tại Chợ Tốt, truy cập ngay vào Chợ Tốt để được đáp ứng. Hãy tạo một tài khoản miễn phí tại Chợ Tốt, sau đó đăng tin mua hoặc bán chó với hình ảnh thật của gà tre, cùng những thông tin liên hệ như thông tin liên lạc, thông tin người bán để người mua có thể liên lạc với bạn một cách nhanh nhất.
9. Những lợi ích khi mua bán gà Tre trống, mái thuần chủng, lai trên Chợ Tốt
Chợ Tốt Thú Cưng cũng là kênh trao đổi và cung cấp các giống gà tre độ đẹp với nhiều độ tuổi, chủng loại khác nhau, nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Chợ Tốt đảm bảo đưa ra các loại gà tre giá tốt nhất trên thị trường và có nhiều chính sách ưu đãi với số lượng lớn.
Ngoài ra bà con còn được tư vấn đầy đủ những thông tin câu hỏi liên quan đến việc xây dựng chuồng trại, chọn thức ăn cho gà, tiêm phòng vắc xin cho gà để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Giúp người mua tìm kiếm mua gà gần nhà cũng là điểm cộng cho Chợ Tốt, tiện lợi cho bà con có thể giảm thiểu chi phí giao hàng nhiều hơn.
Chúc bạn tìm được một bạn Gà Tre cho mình trên Chợ Tốt!