Đi ngoài phân nhỏ thường chỉ là dấu hiệu phản ánh tình trạng rối loạn tiêu hóa do thiếu hụt chất xơ và nước. Thế nhưng trong một vài trường hợp, đây có thể là triệu chứng cảnh báo sớm của bệnh lý ung thư đại tràng.
1. Thế nào là đi đại tiện bình thường?
1.1. Tần suất tại tiện
Quá trình đại tiện giúp cơ thể đào thải chất cặn bã ra bên ngoài qua đường tiêu hóa. Ở mỗi người, thói quen đi đại tiện lại có chút khác biệt về tần suất. Chẳng hạn có những người ngày nào cũng đi ngoài, nhưng một số khác lại đi ngoài ít hơn.
Ở người bình thường, số lần đi đại tiện mỗi tuần phải đảm bảo ít nhất từ 3 - 4 lần
Tần suất đi đại tiện quyết định khá lớn bởi chế độ ăn uống, tình trạng cơ địa, thói quen sinh hoạt của mỗi người. Trong đó, lượng chất xơ dung nạp vào cơ thể là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tần suất đi đại tiện.
Theo khuyến cáo, tần suất đi đại tiện được xem là bình thường khi mỗi ngày, bạn đi đều đặn 1 lần (không quá 3 lần/ngày). Ở một số người, số lần đi đại tiện có thể ít hơn nhưng phải đảm bảo tối thiểu 3 đến 4 lần/tuần.
Nếu số lần đi đại tiện nhiều hoặc ít hơn mức khuyến cáo kể trên trong thời gian dài thì khả năng cao đường tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Lúc này, bạn tuyệt đối không nên chủ quan hãy chú ý đi khám, để được chẩn đoán và điều trị sớm.
1.2. Đặc điểm phân
Ở người không gặp bệnh lý về đường ruột, phân thường có hình dạng trụ tròn. Phân không quá mềm cũng không quá cứng, bề mặt phân mịn, không quá nặng mùi.
Trong một số trường hợp, bề mặt của phân sẽ xuất hiện vết sần hoặc vết nứt, đây là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn đang bị thiếu chất xơ hoặc thiếu nước.
Màu sắc đặc trưng của phân là màu nâu sẫm, màu vàng nâu. Tùy theo loại thức ăn mà bạn tiêu thụ, thuốc dùng, màu sắc của phân có thể thay đổi đôi chút.
2. Đi ngoài phân nhỏ là dấu hiệu của bệnh gì?
2.1. Táo bón
Đi ngoài phân nhỏ thường là dấu hiệu cho thấy tình trạng táo bón. Như đã biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng táo bón là do cơ thể không được cung cấp đủ nước, thiếu hụt chất xơ.
Thiếu hụt chất xơ dễ người táo bón khiến cơ thể đi ngoài phân nhỏ
Trong trường hợp này, bạn chỉ cần chú ý uống đủ nước, ưu tiên bổ sung rau củ quả vào khẩu phần ăn hàng ngày.
2.2. Ung thư đại tràng
Bên cạnh tình trạng táo bón thông thường, đi ngoài ra phân nhỏ đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo ung thư đại tràng. Triệu chứng này cho thấy trong quá trình đào thải ra ngoài cơ thể, phân đã gặp phải vật cản, bị phân chia thành nhiều phần nhỏ. Bản chất ở đây là khối u chiếm chỗ trong lòng đại tràng, cơ thể nhầm lẫn nên có cảm giác như phân đã đầy và muốn đi ngoài, khi đó lượng phân trong đại tràng có ít nên phân nhỏ.
Đi ngoài ra phân nhỏ có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng
Vật cản ở đây có thể là những khối u phát triển tại khu vực ruột kết. Người mắc ung thư đại tràng không chỉ đi ngoài phân nhỏ hoặc phân lỏng mà còn biểu hiện nhiều triệu chứng khác. Vì thế, mọi người không nên chủ quan khi nhận thấy dấu hiệu khác thường của phân.
3. Dấu hiệu kèm theo đi ngoài ra phân nhỏ cho thấy người bệnh có nguy cơ bị ung thư đại tràng
3.1. Cân nặng sụt giảm
Kèm theo triệu chứng đi ngoài ra phân nhỏ, người bị ung thư đại tràng thường bị sụt giảm cân nặng.
Cơ thể bỗng nhiên sụt cân - dấu hiệu bệnh lý không nên xem thường
Theo đó, cân nặng sụt giảm không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu phản ánh sự bất thường trong đại tràng, dạ dày và nhiều cơ quan khác của hệ tiêu hóa.
3.2. Táo bón
Nếu táo bón không liên quan đến bệnh lý nguy hiểm, tình trạng này không diễn biến quá nghiêm trọng. Khi điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc dùng thuốc theo hướng dẫn, triệu chứng táo bón có thể chấm dứt.
Thế nhưng nếu táo bón xuất hiện với tần suất thường xuyên, kèm theo một số triệu chứng đáng ngờ khác, người bệnh có khả năng đã mắc ung thư đại trực tràng. Nếu không điều trị kịp thời, khối u sẽ lan đến nhiều hệ cơ quan khác.
3.3. Đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu không thể xem thường và rất nhiều người nhầm lẫn triệu chứng này với bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn,...Dấu hiệu khá đặc trưng của ung thư đại tràng là phân kèm nhầy lẫn máu do niêm mạc ở khu vực ung thư có thể bị viêm, chảy máu nên sẽ kèm tiết nhầy. Còn bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn thì biểu hiện là phân kèm máu đỏ tươi.
3.4. Cơ thể mệt mỏi
Cơ thể xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, mất tập trung, cảm giác như không còn sức lực cũng là triệu chứng của bệnh lý ung thư đại tràng. Bởi mệt mỏi, kém tập trung cho thấy cơ thể đang mất máu, một triệu chứng khá phổ biến ở người bị ung thư đại trực tràng.
3.5. Dạ dày co thắt
Dạ dày co thắt kèm theo các cơn đau khó chịu là dấu hiệu cho thấy khối u bắt đầu tác động đến thành ruột. Lúc này, người bệnh cần phải điều trị kịp thời, làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh.
3.6. Mất cảm giác ngon miệng, đầy bụng
Đây là triệu chứng dễ bị bỏ qua, khiến nhiều người chỉ phát hiện bệnh khi đã chuyển sang giai đoạn nặng.
Người bị ung thư đại tràng thường ăn không ngon miệng, đầy bụng
Theo đó, ở người bị mắc ung thư đại tràng, tình trạng khó tiêu và đầy bụng tại vùng rốn gây ra không ít khó chịu. Kéo theo đó, người bệnh còn ăn không ngon, dẫn đến sụt cân.
3.7. Đau bụng
Khi bị mắc ung thư đại tràng, người bệnh hay bị đau ở vùng bụng. Cơn đau biểu hiện thông qua triệu chứng khó chịu tại vùng dạ dày, sau đó lan ra toàn bộ vùng bụng. Các cơn đau có xu hướng xuất hiện theo từng đợt, khiến cơ thể mệt mỏi.
Trường hợp đi ngoài phân nhỏ chỉ là dấu hiệu của rối loạn đường ruột thông thường, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Kết hợp với đó, bạn nên tích cực bổ sung chất xơ, uống đủ nước hàng ngày, tập luyện thể dục thể thao vừa xuất hàng ngày.
Tuy nhiên, nếu tình trạng đi ngoài ra phân nhỏ không cải thiện và kèm theo các dấu hiệu nghi ngờ khác, bạn cần đi thăm khám sớm. Bởi khi phát hiện càng sớm thì sẽ giúp tăng tỷ lệ điều trị bệnh thành công, giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Một địa chỉ khám bệnh uy tín bạn có thể lựa chọn là Chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để liên hệ đặt lịch khám, Quý khi hãy gọi đến số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn, hỗ trợ 24/7.