Vào những buổi tối mùa hè nóng nực bạn đã có kế hoạch gì cho mình chưa? Nếu chưa thì hãy cùng chúng mình ngắm bầu trời đầy sao nhé! Các chòm sao sẽ ngự trị trên bầu trời mùa hè bao gồm ba chòm sao sở hữu ba sao rất sáng, hình thành nên Tam giác Mùa hè gồm Thiên Nga, Thiên Ưng và Thiên Cầm, cùng với chòm sao Hoàng đạo Cung Thủ, Thiên Yết và Xà Phu. 1. Nhóm sao tam giác mùa hè
Tam giác mùa hè chỉ là mảng sao chứ KHÔNG PHẢI là chòm sao, mảng sao mang tính chất lịch sử. Và các bạn không nên bỏ qua chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó. Nhóm sao này là tập hợp của ba ngôi sao sáng nhất của ba chòm sao Thiên Cầm (Lyra), Thiên Ưng (Aquila) và chòm sao Thiên Nga (Cygnus). Cụ thể: sao Vega tên dân gian là Chức Nữ (đỉnh sáng nhất), sao Altair tên dân gian là Ngưu Lang (đỉnh sáng thứ hai), và sao Deneb tên dân gian là Thiên Tân (đỉnh sáng thứ ba) .
Tam giác mùa hè
Chòm sao Thiên Cầm
Thiên Cầm là chòm sao nhỏ tọa lạc giữa các chòm Thiên Nga, Vũ Tiên (Hercules) và Thiên Long (Draco). Chòm này rất dễ nhận dạng nhờ hình dạng giống hình bình hành.
Chòm sao Thiên Cầm này là nhà của sao Vega màu trắng – xanh lấp lánh, ngôi sao sáng thứ 5 trên bầu trời đêm. Nó là một đỉnh của Tam giác mùa hè và là ngôi sao sáng nhất trong ba đỉnh tam giác, bạn có thể thấy nó ngay cả trong thành phố bị ô nhiễm ánh sáng. Và Chòm sao Thiên Cầm cũng là nhà của hai ngôi sao nổi tiếng khác Sheliak hay Beta Lyrae là ngôi sao đầu tiên thuộc dòng các ngôi sao biến quang kiểu Beta Lyrae, một lớp các ngôi sao nhị phân nằm gần nhau đến mức vật chất từ sao này chảy sang sao kia và các sao đều trở thành những vật thể có hình dạng giống quả trứng. Epsilon Lyrae, với biệt danh là sao Đôi Đôi, bao gồm hai hệ sao nhị phân quay quanh nhau. Nằm gần sao Vega, hệ này là mục tiêu quan sát phổ biến với các nhà thiên văn nghiệp dư.
https://mezoom.net/wp-content/uploads/2020/03/thiên-ưng-1-1024x576.png
Thiên Nga cũng sở hữu nhiều sao nổi bật khác. Albireo, hay Beta Cygni, là một hệ sao đôi rất được các nhà thiên văn nghiệp dư yêu thích do có màu sắc tương phản. Sao này đánh dấu đầu Thiên Nga và thỉnh thoảng được gọi là “ngôi sao mỏ chim”. Tiếp đến, sao Sadr, hay Gamma Cygni, nằm ở trung tâm của Thập tự bắc và đánh dấu ngực con chim Thiên Nga. Ngôi sao này được vây quanh bởi một tinh vân khuếch tán mang số hiệu IC 1318, thường được gọi là vùng Sadr (vùng Gamma Cygni).
Chòm Sao Thiên Cầm
Chòm sao Thiên Ưng
Chòm sao Aquila (Đại Bàng hoặc Thiên Ưng) là một trong 48 chòm sao cổ của Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, nằm gần xích đạo của thiên cầu. Sao sáng nhất trong chòm sao là Altair (Ngưu Lang), là một trong các đỉnh của nhóm sao Tam giác mùa hè. Altair là sao dạng “A” hay sao trắng cách Trái Đất 17 năm ánh sáng và là một trong những sao gần nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Sao Ngưu Lang, cùng với Beta Aquilae và Gamma Aquilae, tạo thành một đường nổi tiếng các sao, đôi khi được nói đến như là mỏ của con đại bàng (tức chòm sao Thiên Ưng).https://mezoom.net/wp-content/uploads/2020/03/thiên-ưng.jpg
Chòm Sao Thiên Ưng
Chòm sao Thiên Nga
Thiên Nga là một trong những chòm sao nổi bật nhất trong mùa hè. Các ngôi sao sáng nhất của chòm tạo thành một mảng sao được gọi là Bắc thập tự, rất dễ nhận diện trong các buổi tối mùa hè. Deneb, ngôi sao sáng nhất của chòm và cũng là một trong những sao sáng nhất trên bán thiên cầu Bắc, đánh dấu đuôi của Thiên Nga. Và là đỉnh sáng thứ ba của Tam giác mùa hè. Đó là sao cấp I nằm ở xa Trái Đất nhất, cách chúng ta khoảng 3550 năm ánh sáng .
Các vật thể sâu đầy thú vị nằm trong chòm Thiên Nga bao gồm nguồn phát tia X Thiên Nga X-1, hai cụm sao mở Messier 29 và Messier 30, Thiên hà Pháo hoa, và một số tinh vân nổi bật khác: Tinh vân Bồ nông, Tinh vân Lưỡi liềm và Tinh vân Mạng che.
https://mezoom.net/wp-content/uploads/2020/03/thiên-nga-1024x576.png Câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ
Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng Thượng đế, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bễ việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận giữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.
Chòm Sao Thiên Nga
Tam giác mùa hè đánh dấu cho các mùa rất tốt, khi những ngôi sao của Tam giác mùa hè xuất hiện ở bầu trời hướng đông khi chạng vạng thì đó là giữa tháng sáu – là thời điểm mùa xuân nhường chỗ lại cho mùa hè. Còn khi chúng lặn ở bầu trời hướng tây mỗi khi rạng đông là thời điểm mùa hè nhường chỗ lại cho mùa thu.
Trong dân gian Việt Nam, câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ gắn liền với những ngôi sao trong Tam giác mùa hè này. Sao Vega (sao Chức Nữ) và sao Altair (sao Ngưu Lang) chúng thật sự bị chia cắt bởi Dải Ngân Hà rực rỡ bắt ngang qua. Và sao Deneb (sao Thiên Tân) là nghĩa là bến của bầu trời chính là cái bến của dòng sông Ngân Hà này. Vậy câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ như thế nào?
Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên ra ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần vào đêm mùng 7 tháng 7 (âm lịch). Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu.
Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được mời lên trời để xây cầu. Vì mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai, họ cãi nhau chí chóe nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều. Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh. Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu. Từ đó, cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông.
Tuy nhiên sau một thời gian vì cảm thương cho sự chia lìa của cặp vợ chồng, Ngọc Hoàng đã trả lại hình hài cho những người thợ mộc và ra lệnh họ phải làm một cây cầu thật vững chắc để Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp nhau.
https://mezoom.net/wp-content/uploads/2020/03/ngưu-lang-chức-nữ.gif
Ngưu Lang – Chức Nữ
Chòm sao hoàng đạo Cung Thủ, Thiên Yết và Xà Phu.
Cung Thủ
Cung Thủ (Sagittarius) nằm trong số những chòm sao nổi bật nhất của bầu trời mùa hè. Dễ dàng nhận dạng được nó nhờ mảng sao Ấm trà (Teapot), hình thành từ những vì sao sáng nhất của chòm. Nằm trong Dải Ngân hà, chòm sao này là bến đỗ cho rất nhiều thiên thể sâu tiêu biểu như:
- M 22 (NGC 6656) là cụm sao cầu lớn nhất và nhiều sao nhất trong chòm sao Cung Thủ, cách Trái Đất mười nghìn năm ánh sáng.
- M 23 (NGC 6494) là cụm sao mở cách Trái Đất 2150 năm ánh sáng, với hàng trăm sao nằm trên diện tích tương đương với đĩa Mặt Trăng.
- Tinh vân Lagoon, M 8 (NGC 6523), nằm gần cụm sao NGC 6530 là tinh vân rất sáng, có thể quan sát bằng mắt thường. Tinh vân Laguna có các chấm đen được coi là mầm non sắp nở của các ngôi sao mới.
- Tinh vân Trifid, M 20 nằm phía tây bắc đối với tinh vân Laguna, với ba vạch đen.
Với các thiên thể này bạn có thể quan sát bằng ống nhòm. Cung Thủ (Sagittarius) có hình một cung thủ tay giương cung tên, tượng trưng cho Chiron – người đã dạy nên nhiều anh hùng trong thần thoại Hy Lạp như Jason, Theseus, Achilles v.v… Tuy nhiên, Chòm Cung Thủ này thường hay bị nhầm lẫn là chòm sao Nhân Mã (Centaurus).https://mezoom.net/wp-content/uploads/2020/03/Cung-thut-1024x576.jpg
Thiên Yết là nhà của nhiều sao và thiên thể sâu thú vị. Hai ngôi sao sáng nhất của chòm, Antares và Shaula, nằm trong số những sao sáng nhất trên bầu trời. Antares đánh dấu trái tim của con bọ cạp, trong khi đó Shaula là một trong hai sao nằm ở chóp đuôi. Và các quần sao mở M6 (Quần sao Bướm) và M7 (Quần sao Ptolemy), các Quần sao cầu M4, M80. Xà Phu
Chòm sao lớn này có diện tích 948 độ vuông, nằm trên cả hai nửa thiên cầu, xếp ở vị trí thứ 11 trong danh sách các chòm sao theo diện tích. Chòm sao này nằm trên hoàng đạo, giữa chòm sao Thiên Yết và Nhân Mã. Chòm sao Xà Phu nằm kề các chòm sao khác là Vũ Tiên, Thiên Xứng, Cự Xà, Thiên Ưng. Ở Bắc Bán cầu, chòm sao này có thể quan sát được vào mùa hè. Xà Phu còn là chòm sao đặc biệt vì nó nằm giữa và chia chòm sao Cự Xà ra thành hai phần riêng biệt: đuôi Cự Xà và đầu Cự Xà.
Xà Phu cũng là nơi cư ngụ của nhiều thiên thể sâu thú vị như: Tân tinh 1604, Tinh vân khuếch tán, Sao đôi, Cụm sao cầu M 9, M 10, M 12, M 14, M 19, M 62, M107, Cụm sao mở NGC 6633, NGC I.466.
Nhóm sao Ấm trà thuộc chòm sao Cung Thủ thì nằm gần khu vực đông đúc của dải Ngân Hà và gần chòm sao Thiên Hạt
Thiên Yết
Thiên Yết (Scorpius – Con bọ cạp) là một trong các chòm sao trong hoàng Đạo. Nó là một chòm sao lớn nằm ở bầu trời phía nam gần trung tâm của Ngân Hà.
Chòm sao Bọ Cạp
Truyền thuyết về chòm sao Bọ Cạp
Câu chuyện nổi tiếng nhất về chòm sao Bò Cạp rằng con Bò Cạp này bò ra khỏi mặt đất theo lệnh của Hera nhằm phục vụ cho việc báo thù. Đặc biệt, bà ta ra lệnh cho Bò Cạp tấn công Orin, cắn vào chân ông ta cho đến chết. Cả Orion và Bò Cạp đều được vinh danh cho tên những chòm sao, nhưng nằm ở vị trí đối nhau mà chúng không thể gặp nhau. Do đó, khi chòm Bò Cạp mọc thì chòm Orion lặn như thể vị thần khổng lồ của bầu trời này vẫn còn sợ con Bò Cạp.
Xà Phu (Ophiuchus) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh người chăn rắn hay được gọi là “Xà Phu”.
Chòm sao Xà Phu
Trên đây là những gì chúng mình đã giới thiệu tới bạn các chòm sao trên bầu trời đêm mùa hè và truyền thuyết của một số chòm sao. Các bạn ạ, bầu trời sao luôn là màn trình diễn tuyệt vời, nó chỉ chờ chúng ta tới và thưởng thức. Hãy thử tưởng tượng mà xem vào buổi tối mùa hè bạn được ngắm bầu trời đầy sao tuyệt đẹp rồi mường tượng về truyền thuyết Ngưu Lang – Chức Nữ. Òa, thật tuyệt vời phải không? MeZOOM hi vọng rằng với bài viết trên có thể giúp bạn hiểu được một phần nào đó về các chòm sao mùa hè. Và chúc bạn sẽ có những buổi ngắm sao đầy thú vị và bổ ích.