You are here: Home / Học Toán 8 / 5 Dấu hiệu nhận biết hình bình hành và tính chất của nó
Dấu hiệu nhận biết hình bình hành học ở toán lớp 8 phần hình học. Ngoài ra ở bài viết này sẽ trình bày tính chất hình bình hành và áp dụng vào giải các bài toán liên quan đến hình bình hành.
* Hình bình hành có 5 dấu hiệu nhận biết sau:
- Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
- Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
5 Dấu hiệu nhận biết và tính chất hình thoi
Từng ví dụ cụ thể cho các dấu hiệu nhận biết hình bình hành trên
1. Nếu tứ giác ABCD có AB // CD, AD // BC thì ABCD là hình bình hành.
2. Nếu tứ giác ABCD có AB = CD, AD = BC thì ABCD là hình bình hành.
3. Nếu tứ giác ABCD có AB//CD và AB = CD hoặc AD//BC và AD = BC thì ABCD là hình bình hành.
4. Nếu tứ giác ABCD có góc A= góc C và góc B = góc D thì ABCD là hình bình hành.
5. Nếu tứ giác ABCD có AC cắt BD tại O. Nếu OA = OC, OB = OD thì ABCD là hình bình hành.
* 5 Tính chất của hình bình hành
Đối với hình bình hành, ngoài nắm rõ dấu hiệu nhận biết thì các bạn cần nằm kiến thức quan trọng khác là tính chất hình bình hành để áp dụng vào giải các bài toán liên quan.
- Đối với hình bình hàng thì các cạnh đối bằng nhau.
- Các góc đối bằng nhau.
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- ABCD là hình bình hành, AC cắt BD tại O. Khi đó:
- AB = CD, AD = BC
- OA = OC, OB = OD
Kiến thức về hình bình hành trong đó hai điểm căn bản là dấu hiệu nhận biết và tính chất hình bình hành cần được nắm chắc chắn để không chỉ làm tốt toán 8 mà còn liên quan đến các lớp sau. Đặc biệt trong chương trình lớp 9 ôn thi vào 10 có chuyên đề tứ giác nội tiếp đường tròn có sử dụng thuần thục về dấu hiệu nhận biết hình bình hành.