1 hải lý bao nhiêu kilomet?
Hải lý là một đơn vị đo trong lĩnh vực hàng hải hay còn được gọi là dặm biển. Hiện tại không có văn bản pháp luật nào ở Việt Nam quy định 1 hải lý bằng bao nhiêu kilomet.
Tuy nhiên, theo quy ước quốc tế hiện nay thì 1 hải lý = 1852 met.
Như vậy, 1 hải lý có thể bằng tương đương 1,852 kilomet.
1 hải lý bao nhiêu kilomet? Trong vùng đặc quyền kinh tế thì Nhà nước Việt Nam được thực hiện những quyền gì? (Hình từ Internet)
Vùng đặc quyền kinh tế rộng bao nhiêu hải lý?
Căn cứ quy định Điều 15 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về vùng đặc quyền kinh tế như sau:
Vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Căn cứ quy định Điều 57 Công ước về Luật biển năm 1982 quy định về chiều rộng của vùng đặc quyền về kinh tế như sau:
Chiều rộng của vùng đặc quyền về kinh tế
Vùng đặc quyền về kinh tế không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Như vậy, theo quy định của Luật Biển Việt Nam 2012 và Công ước về Luật biển năm 1982 thì Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Do đó vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Trong vùng đặc quyền kinh tế thì Nhà nước Việt Nam được thực hiện những quyền gì?
Căn cứ quy định Điều 16 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế như sau:
Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế
1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:
a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;
b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.
2. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
.....
Căn cứ quy định Điều 56 Công ước về Luật biển năm 1982 quy định về các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền về kinh tế như sau:
Các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền về kinh tế
1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có:
a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:
i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;
ii. Nghiên cứu khoa học về biển;
iii. Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
c) Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định.
Như vậy, trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện những điều sau:
- Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;
- Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
- Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.
Bên cạnh đó trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có:
- Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
- Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:
+ Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;
+ Nghiên cứu khoa học về biển;
+ Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
- Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định.
Trân trọng!